27/08/2020 15:23
Những điều chưa biết về Cộng hòa Síp
Trong những ngày qua, dư luận nổi lên việc một đại biểu Quốc hội có quốc tịch Síp. Vậy Cộng hòa Síp nằm ở đâu và có gì đặc biệt?
Cộng hòa Síp nằm ở đâu?
Cộng hòa Síp là một đảo quốc thuộc Địa Trung Hải, nằm ở trung tâm giữa 3 châu lục: Á, Âu, Phi. Cộng hòa Síp còn nằm trên con đường tơ lụa nối liền châu Á và châu Âu trước đây. Ngoài ra, Síp cũng là quốc gia có vị trí địa lí gần châu Á và châu Âu nhất.
Síp là thành viên EU từ năm 2004, có nền kinh tế xã hội phát triển và ổn định. Đến đầu năm 2008, Síp tham gia khối Eurozone (khu vực đồng tiền chung châu Âu).
Síp là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại vùng Địa Trung Hải. Síp cũng là quốc gia có nền kinh tế phát triển tiên tiến, thu nhập bình quân đầu người cao và là quốc gia có chỉ số phát triển con người rất cao.
Síp là hòn đảo lớn thứ 3 ở Địa Trung Hải và có hình dạng giống như một chiếc tẩu thuốc. |
Diện tích và dân số đảo Síp
Síp là hòn đảo lớn thứ 3 ở Địa Trung Hải và có hình dạng giống như một chiếc tẩu thuốc. Diện tích của đảo Síp xấp xỉ 10.000km2, gấp 5 lần Singapore, một diện tích vừa phải dễ dàng quản lí và tốt cho việc phát triển kinh tế.
Dân số khoảng 1,1 triệu dân, đứng thứ 3 ở vùng Địa Trung Hải, trong đó có khoảng 20% là người nước ngoài, dân số của Síp tương đương với một tỉnh của nước ta nhưng GDP đầu người ở đây cao rất nhiều, nên nền kinh tế cơ sở hạ tầng của họ rất phát triển.
Người bản địa ở đây là gốc Hy Lạp, tiếng Hy Lạp là tiếng mẹ đẻ ở đảo quốc này. Tuy nhiên, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong kinh doanh cũng như các vấn đề liên quan đến luật pháp và các hoạt động hàng ngày.
Đảo Síp giành độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1960
Năm 1914, Vương quốc Anh tuyên bố chủ quyền đảo Síp vào đầu thế chiến thứ nhất. Năm 1925, đảo Síp đã chính thức trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh sau khi đế quốc Ottoman tan rã. Từ 1955 đến 1959, một nhóm người dân Síp đã phát động chiến dịch để giải phóng đất nước khỏi sự kiểm soát của Vương quốc Anh và thống nhất với Hy Lạp.
Kết quả là đảo Síp tuy không trở thành một phần của Hy Lạp nhưng thay vào đó thành một quốc gia cộng hòa độc lập vào 1960.
Đảo Síp giành độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1960 |
Hãng rượu lâu đời nhất vẫn còn được sản xuất nằm ở đảo Síp
Commandaria là loại rượu vang ngọt tráng miệng được sản xuất ở Síp từ năm 800 trước Công nguyên. Đây là hãng rượu lâu đời nhất thế giới vẫn còn tiếp tục sản xuất đến ngày nay. Tên của loại rượu này đặt theo tên vùng sản xuất tại Síp, nằm dưới chân dãy núi Troodos, nơi có ngọn núi Olympus.
Đây là món đồ uống thường thấy trong các lễ hội Hy Lạp, và được vua Richard của Vương quốc Anh tuyên bố là rượu cho các vị vua khi ông uống nó trong lễ cưới của mình tại Síp năm 1191.
Con người từng sinh sống ở Síp từ 10.000 năm trước Công nguyên
Các nhà khảo cổ học tìm thấy bằng chứng trên bờ Nam của đảo Síp về sinh hoạt của con người tại đây vào tận năm 10.000 trước Công nguyên. Đó là những người săn bắt, hái lượm vốn đang hình thành cộng đồng tại đảo Síp vào khoảng năm 820 trước Công nguyên. Các giếng nước cổ nhất thế giới cũng được tìm thấy trên quốc đảo này. Các giếng này được xây từ khoảng 9.000 - 10.000 năm trước.
Ở đây cũng có ngôi làng thuộc thời kỳ đồ đá mới tên Choirokoitia được hình thành vào năm 6800 trước Công nguyên. Ngôi làng này được bảo tồn rất kĩ và du khách ngày nay vẫn có thể ghé thăm.
John Fredriksen là người giàu nhất đảo Síp, tổng tài sản trị giá 7.3 tỷ USD
Theo tờ Forbes, tính đến năm 2018 hiện có 7 tỷ phú mang quốc tịch Síp. 5 trong số này có tổng tài sản vừa trên 1 tỷ USD. Người giàu thứ 2 tại Síp là ông trùm bất động sản Yakir Gabay, người có tổng tài sản 3.3 tỷ USD. Người giàu nhất tại quốc gia này là ông John Fredrikson, người giàu thứ 228 trên toàn thế giới với tổng tài sản trị giá 7.3 tỷ USD. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dầu mỏ. Ông sở hữu các tàu chở dầu và các giàn khoan dầu mỏ.
Halloumi là món ăn phô mai truyền thống trứ danh từ sữa dê và thịt cừu của đảo Síp. |
Quốc tịch gốc của ông là Na Uy, nhưng ông đã từ bỏ nó để nhận quốc tịch Síp vì các nguồn lợi mà thiên đường thuế này mang lại. Dù mang quốc tịch Síp, ông chủ yếu dành thời gian ở London và Marbella, Tây Ban Nha.
Síp nghiêm cấm ăn hay uống lúc lái xe
Nếu bạn thích vừa ăn vừa lái thì đảo Síp có lẽ không dành cho bạn. Việc vừa lái xe vừa ăn uống là bất hợp pháp ở nước này.
Nếu bạn bị bắt đang uống gì đó, dù chỉ là nước lọc, thì sẽ bị phạt khoảng 100 USD. Và nếu bạn “giơ ngón giữa” với tài xế khác, hay vung nắm đấm đe dọa khi đang lái xe tại đây và bị bắt gặp, thì bạn cũng sẽ bị phạt nốt.
Bằng chứng về con mèo được thuần hóa đầu tiên được tìm thấy ở Síp
Năm 2004, các nhà khoa học Pháp tìm thấy xương người và mèo được chôn cùng nhau trong một khu mộ cổ. Các mẫu vật xương được xác định là 9.500 tuổi. Đây được xem là bằng chứng cổ nhất về thuần hóa mèo.
Trước phát hiện này, các bằng chứng về thuần hóa mèo làm thú cưng lâu đời nhất được phát hiện nằm vào giai đoạn Ai Cập cổ đại cách 4.000 năm trước. Con mèo được tìm thấy ở Síp nay được công nhận là mèo nhà lâu đời nhất.
Syrtos là điệu nhảy dân gian phổ biến nhất ở Síp. |
Căn biệt thự đắt đỏ nhất đảo Síp có giá khoảng 35 triệu USD
Căn nhà tên Santa Barbara này là một biệt thự ven biển khổng lồ đắt đỏ trên toàn quốc đảo, trị giá 35 triệu USD. Biệt thự hiện đại độc đáo này có 5 tầng với 7 phòng ngủ, 9 phòng tắm, 1 rạp chiếu phim, 1 spa, 1 phòng bi-da, 2 bể thủy sinh cực lớn, 1 hầm rượu, 1 phòng gym, 1 bể bơi, 2 gara xe, và nhiều khoảng không thư giãn ngoài trời.
Thủ đô của Síp là thành phố đắt đỏ thứ 42 trên toàn thế giới
Năm 2018, Ngân hàng Thụy Sĩ UBS đã làm một nghiên cứu quy mô lớn về các thành phố có mức sống cao nhất thế giới. Họ đã công bố danh sách 50 thành phố mắc nhất và , và Síp có 1 thành phố lọt vào danh sách này.
Theo UBS, thủ đô của Síp, Nicosia, là thành phố có giá cả đắt thứ 42 trên hàng ngàn thành phố toàn cầu. New York được dùng để làm mức so sánh. Nghiên cứu chỉ ra cứ 62 đô ở Nicosia thì có thể mua món trị giá tương đương 100 đô ở New York. Và cứ 100 đô tiền lương của người dân New York thì tương đương với 50 đô của người dân đảo Síp.
Thành phố đắt đỏ nhất thế giới đến năm 2018 là Zurich của Thụy Sĩ, sau đó là Geneva, New York, Oslo, Copenhagen, và Tokyo.
Một quán cafe ở đảo Síp. |
Quốc gia này có một trong những tỷ lệ cố ý giết người thấp nhất thế giới
Trong suốt 20 năm qua, tỷ lệ giết người ở đảo Síp nằm vào khoảng 1/100.000 người dân mỗi năm. Vì Síp có dân số khoảng 1,17 triệu người, tức là toàn nước này có khoảng 12 người bị giết hàng năm. Síp là một trong những quốc gia ít ỏi trên toàn thế giới có tỷ lệ giết người vào mức 1/100.000 hoặc thấp hơn. Một số các quốc gia khác bao gồm Thụy Sĩ, Luxembourg, Aruba, Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore.
Các nước có tỷ lệ giết người cao nhất bao gồm Venezuela, El Salvador, Nam Phi, và Jamaica.
Có 140 cây hoa không có ở đâu khác ngoài Síp
Khí hậu và vị trí địa lý của Síp khiến nó trở thành địa điểm lý tưởng cho nhiều giống loài thực vật khác nhau. Có khoảng 1.900 loài thực vật ở Síp và trong số đó có 140 loài chỉ tìm thấy ở Síp. Trong số đó là các loài: Cypriot tulips, Cyprus Crocus, Asperula Cypria. Síp cũng có 3 loài chim độc đáo không tìm thấy ở đâu khác. Đó là các loài Cyprus Warbler, Cyprus wheater, và Cyprus Scops owl.
(Tổng hợp)
Advertisement
Advertisement