Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những điều cần lưu ý khi thực hiện yêu cầu bổ sung thêm ảnh chụp trong đăng ký số SIM

Khoa học - Công nghệ

20/06/2017 07:55

Ảnh chụp người đến trực tiếp sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện, tránh được tình trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố tình sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký thông tin thuê bao cho các SIM thuê bao khác.

Những ngày qua, thông tin về việc Bộ TT-TT bắt buộc người dùng phải bổ sung ảnh chụp cho việc đăng ký SIM chính chủ theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP đã khiến người dùng phản ứng.

Hầu hết người dùng cho rằng đây là quy định cứng nhắc, gây khó cho cả người dùng lẫn các doanh nghiệp viễn thông. Trong khi người dùng mất thêm thời gian dù đã có có CMND đi kèm khi đăng ký SIM chính chủ, thì doanh nghiệp phải tốn thêm hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật đi kèm để thực hiện.

Nghị định 49/2017/NĐ-CP đã quy định yêu cầu bổ sung thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Ảnh chụp người đến trực tiếp sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện, tránh được tình trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố tình sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký thông tin thuê bao cho các SIM thuê bao khác (mà cá nhân đó không biết) trong khi doanh nghiệp chưa có đủ công cụ để phát hiện như đã xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 49/2017/NĐ-CP đã bỏ quy định về giới hạn số SIM thuê bao cho mỗi tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, theo đại diện của Cục Viễn thông, không phải tất cả các thuê bao di động đều phải bổ sung ảnh. Cụ thể, các quy định sau đây người dùng cần lưu ý khi đăng ký SIM chính chủ:

Thứ nhất, việc chụp ảnh chỉ áp dụng cho các thuê bao phát triển mới hoặc các thuê bao có thông tin không chính xác, phải đi đăng ký lại. Đối với các thuê bao mà doanh nghiệp có sở cứ là thông tin đã chính xác (ví dụ thuê bao trả sau, thuê bao chuyển từ trả sau sang trả trước, thuê bao mới đăng ký lại thông tin theo đúng qui định trong thời gian vừa qua) thì không cần chụp ảnh mà doanh nghiệp chỉ cần bổ sung ảnh chụp và doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về điều đó.

Các mạng di động sẽ có 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực để rà soát cơ sở dữ liệu của mình, thông báo cho các chủ thuê bao có thông tin sai với qui định tại Nghị định đến đăng ký lại (trong đó có việc chụp ảnh).

Thứ hai, ngoài việc thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố định như truyền thống thì doanh nghiệp có quyền thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ lưu động để phục vụ tốt và nhanh hơn cho người dân. Doanh nghiệp có thể triển khai các điểm lưu động tại các khu dân cư động người, toàn nhà chung cư, ủy ban nhân dân xã phường, trường học, bệnh viện, chợ phiên,…

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể cử các nhân viên giao dịch đến trực tiếp gặp khách hàng để cập nhật lại thông tin và chụp ảnh mà không nhất thiết người sử dụng phải đến các điểm cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Thứ ba, cá nhân được thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho con đẻ hoặc con nuôi dưới 14 tuổi và những người thuộc quyền giám hộ của mình theo quy định của pháp luật, nghĩa là trẻ em hoặc người già có thể được bố mẹ hoặc con mình giao kết hợp đồng giúp.

Trong số các lưu ý trên, người dùng vẫn thời gian rất dài để thực hiện việc bổ sung ảnh cá nhân. Trong khi đó, doanh nghiệp viễn thông phải chủ động hỗ trợ người dùng bằng việc có thể đến tận nhà hoặc công sở làm việc của người dùng để thực hiện việc chụp ảnh.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc nêu ý kiến lo lắng cho rằng, doanh nghiệp viễn thông vẫn là người nắm “đàn chuôi” vì cho rằng n ếu doanh nghiệp không chủ động thì cũng chẳng có chế tài nào đối với doanh nghiệp, trong khi người dùng sẽ chịu thiệt thòi nếu không thực hiện quy định trên.

NGUYỄN TƯỜNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement