Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Sức khỏe

12/04/2018 07:52

Có rất nhiều dấu hiệu bất thường có thể xảy ra ở bé sơ sinh, nếu lơ là không để ý có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm.

Nốt ruồi ngày càng to 

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Nốt ruồi là hiện tượng bình thường trên da nhưng nếu thấy con có những nốt ruồi không đối xứng, kích thước lớn hơn 6mm và càng ngày càng to ra thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu của ung thư da.  

Rụng tóc  

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Hiện tượng rụng tóc cũng không đáng lo ngại nếu trẻ trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Ngoài thời gian này, nếu tóc con vẫn tiếp tục rụng nhiều thì có thể do thiếu hụt vitamin hay các bệnh lý khác. Và các bậc phụ huynh đừng coi thường mà hãy đưa con đi khám luôn nhé.   

Môi tím tái

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Nếu bạn thấy môi trẻ chuyển từ màu đỏ hồng sang tím tái và trong lưỡi có chất nhầy xuất hiện thì đó là biểu hiện của tình trạng trẻ bị thiếu ô xy. Tình huống này rất nhiều bố mẹ chủ quan và suy nghĩ đơn giản nên dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm.

Khi bé có hiện tượng này, cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đảm bảo cho bé được thoáng khí, dễ thở, tránh mặc cho bé quá nhiều áo quần hay cuôn bé quá chặt sẽ khiến bệnh càng thêm trầm trọng. 

Mất nước

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Do vậy khi trẻ thay tã dưới 6 lần, kèm các triệu chứng như khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ hoặc mắt nhìn đờ đẫn thiếu tập trung điều này chứng tỏ cơ thể bé đang khát nước và thiếu nước trầm trọng. Nếu biểu hiện nhẹ, mẹ vẫn cho bé bú kèm uống thêm chất điện giải orezol để bù mất nước. Tuy nhiên trong trường hợp nặng cần đưa bé đi cấp cứu để được chuyền nước ngay, tránh để tình trạng kéo dài trẻ dễ bị kiệt sức vô cùng nguy hiểm.

Đau bụng

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Dấu hiệu trẻ bị đau bụng là dấu hiệu tương đối phổ biến, tùy theo biểu hiện và độ tuổi của trẻ mà nó là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau:

Khi trẻ lớn xuất hiện triệu chứng đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng co thắt từng cơn… thì bố mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống vài lần, nếu thấy đau hơn thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa.

Khi trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại không sao khiến bé ôm bụng khóc dai dẳng, đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột – một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau, vô cùng nguy hiểm.

Khi trẻ bị đau bụng dữ dội và kéo dài nhiều giờ không khỏi, cần đưa trẻ đến bác sỹ để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, nếu không sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Bé bỏ ăn hoặc bú ít đi

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

Trung bình một ngày, em bé sơ sinh bú ít nhất là 6 lần, khi trẻ có dấu hiệu lười bú hoặc bỏ bú trong một thời gian dài mẹ chớ nên chủ quan. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ lười bú hoặc bỏ bú, tuy nhiên các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 2, em bé ít bú hoặc không muốn bú sữa mẹ có thể là do chế độ ăn của người mẹ chứa nhiều gia vị dẫn đến làm thay đổi mùi vị của sữa, hoặc do mẹ không cho bé bú đúng cách.

Cũng có nguyên nhân khác là do trẻ bị bệnh trong người, còi xương hoặc gặp các vấn đề nào đó về sức khỏe…

Sốt cao trên 38 độ C

Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao do nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng,… Nhưng khi trẻ sốt cao trên 38 độ C bạn cần chú ý để có cách thức xử lý phù hợp.

Những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần chú ý

- Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao: Có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.

- Nếu bé trên 2 tháng tuổi: Khi bị sốt cao, bạn cần hỏi bác sỹ khoa nhi để được tư vấn kịp thời, cho bé uống thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10mg/kg/1 lần và 4-6 tiếng sau có thể cho bé uống tiếp liều thứ 2, ăn và uống thực phẩm giải nhiệt, đắp các loại lá giúp bé hạ sốt như lá rau diếp cá, lá rau tần,…

Tuy nhiên nếu trẻ không hạ sốt dù đã uống thuốc, hoặc sốt kéo dài hơn 5 ngày hay sốt cao kèm theo triệu chứng mất nước, co giật hãy đi bé khám tại các cơ sở y tế vì khả năng bị nhiễm khuẩn cao.

Da trẻ có những biến đổi bất thường

 Những nốt giống như nốt muỗi đốt hoặc mẩn ngứa bình thường cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm:

 - Bệnh viêm màng não nếu da trẻ có những đốm chấm đen hoặc vết sưng tấy khắp người, dùng tay ấn mạnh vào không bị xẹp xuống.

 - Bệnh rối loạn đông máu: Trên da trẻ xuất hiện những nốt mẩn theo các xoáy tròn, có những đốm nhỏ li ti không biến mất khi ấn lên da, hoặc xuất hiện các vết bầm lớn.

 - Bệnh mẩn ngứa dị ứng: Trên da lại xuất hiện ban lớn với nhiều hình thái khác nhau, thường hơi sưng lên và ngứa, môi bị sưng, khó thở.

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement