31/01/2022 05:38
Những chuyển biến đáng chú ý trong ngành hàng rau quả xuất khẩu
Thị phần hàng rau quả của Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu lớn tăng, trừ thị phần tại thị trường Trung Quốc giảm.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng rau quả lớn thứ 3 trên thế giới, với trị giá nhập khẩu trong 10 tháng năm 2021 đạt 15,8 tỷ USD, tăng 37,6% so với năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam chiếm 6,8% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021, giảm 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có những tín hiệu lạc quan từ nhiều thị trường khác, đặc biệt là châu Âu và Mỹ. Chẳng hạn, tại thị trường EU, đây là thị trường tiềm năng lớn của hàng rau quả Việt Nam, bởi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm rau, quả mới lạ có dinh dưỡng cao của EU từ khu vực nhiệt đới rất lớn và đang có tốc độ tăng trưởng cao.
Tuy nhiên hàng rau quả nhập khẩu của EU từ Việt Nam rất nhỏ, chỉ chiếm 0,2% trong tổng trị giá nhập khẩu của EU trong 10 tháng năm 2021. Đáng chú ý, Việt Nam là nước đang phát triển duy nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có hiệp định Thương mại tự do với EU.
Sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế suất một số loại rau, quả của Việt Nam vào EU được giảm về 0%, đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU là không dễ dàng, do Việt Nam chưa có vùng trồng đủ lớn bảo đảm chất lượng, nguồn cung ổn định cho xuất khẩu sang EU. Các doanh nghiệp được chứng nhận quốc tế, chứng nhận đạt tiêu chuẩn vào EU còn ít. Công nghệ bảo quản, chế biến còn hạn chế, bao bì nhãn mác đóng gói thiết kế chưa thực sự phù hợp thị hiếu của người EU. Ngoài ra, chi phí cho vận chuyển cao, ảnh hưởng tới giá thành phân phối sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các nước khác tại thị trường EU.
Thị trường Hoa Kỳ, Hoa Kỳ là thị trường rất tiềm năng đối với hàng rau quả của Việt Nam, bởi đây là thị trường tiêu dùng có thu nhập bình quân cao, xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng tới các chủng loại rau quả. Hệ thống phân phối tại Hoa Kỳ đa dạng, nhiều kênh, hiện đại, mở ra nhiều cơ hội tiêu thụ. Tính đa dạng và cởi mở trong văn hóa Hoa Kỳ luôn khiến người tiêu dùng muốn trải nghiệm sản phẩm mới, mở ra cơ hội cho các loại rau quả đặc sản từ vùng nhiệt đới của Việt Nam. Tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả của Hoa Kỳ từ Việt Nam vẫn ở mức thấp là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường này trong thời gian tới.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều khó khăn, như phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được trồng tại Mê-hi-cô và các nước Nam Mỹ. Ngoài ra, do khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển, bảo quản cao, nên hàng rau quả của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được nhiều với thị trường này. Để gia tăng xuất khẩu hàng rau quả vào thị trường Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị, các doanh nghiệp trong nước nên phối
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương mặc dù tỷ trọng nhập khẩu hàng rau quả của Trung Quốc từ Việt Nam giảm, nhưng đây vẫn là thị trường rất tiềm năng đối với hàng rau quả của Việt Nam. Nhiều thị trường cung cấp hàng rau quả như Thái Lan, Mi-an-ma, Ấn Độ, Hoa Kỳ… đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, vì vậy hàng rau quả của Việt Nam ngày càng cạnh tranh gay gắt, bên cạnh đó nhiều sản phẩm rau quả của Trung Quốc cũng tương tự của Việt Nam, vì vậy Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách để bảo hộ sản phẩm trong nước. Phía Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam giảm xuất tiểu ngạch, thay thế bằng hoạt động chính ngạch và đáp ứng đầy đủ giấy tờ về kiểm dịch. Từ ngày 1/1/2022, Trung Quốc tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực thi. Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát triển. Vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu của Trung Quốc để tránh bị gián đoạn hoạt động xuất khẩu.
Advertisement
Advertisement