Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những biện pháp phòng tránh cúm A/H1N1 hiệu quả

Sức khỏe

04/07/2018 16:11

Tính từ đầu năm đến nay đã có 4 ca tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Vậy làm thế nào để phòng tránh hiệu quả dịch bệnh hiểm họa này.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh cúm A/H1N1 chủng đại dịch 2009 là một trong các bệnh cúm mùa hiện nay.

Bệnh gây ra bởi cơ thể nhiễm vi rút cúm A/H1N1, một loại vi rút cúm được phát hiện vào năm 2009 và đôi khi còn được gọi là cúm lợn vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn (khác với chủng cúm A/H1N1 trước đó). Cúm A/H1N1 bùng phát mạnh vào năm 2009 và có tốc độ lây lan rất nhanh.

Ảnh: Lao động
Ảnh: Lao động

Biểu hiện của bệnh cúm A/H1N1

Cục Y tế dự phòng cho biết, người mắc bệnh cúm A/H1N1 có những triệu chứng giống với những chủng bệnh cúm mùa. Do đó, người bệnh sẽ không thể nhận biết được nếu không thực hiện các xét nghiệm y học bằng dịch mũi họng của bệnh nhân.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh, bao gồm: sốt đột ngột, thường cao trên 38 độ C. Bệnh nhân thường bị ho, đau họng, sổ mũi hay nghẹt mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Một số trường hợp có thể tiêu chảy, ói mửa.

Cách phòng tránh lây truyền cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan từ người sang người rất nhanh.

Bệnh lây qua đường mũi, miệng, mắt thông qua tuyến nước bọt của người bị nhiễm bệnh.

Khi chúng ta tiếp xúc, cầm tay vào những vật dụng bị nhiễm virus hoặc chạm vào khăn giấy đã dùng có nhiễm virus, sau đó đưa lên mũi, miệng, hoặc dụi mắt cũng có thể bị nhiễm cúm A/H1N1.

Do vậy, cần tránh tiếp xúc vật dụng đã bị nhiễm virus và không dùng chung đồ dùng cá nhân như ly nước uống, bàn chải đánh răng với người bệnh.

Biện pháp cụ thể phòng tránh bệnh cúm A/H1N1

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, để phòng tránh bệnh cúm A/H1N1 cần thực hiện các biện pháp dưới đây:

 - Rửa tay sạch hàng ngày bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi.

- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở thật tốt.

- Khi ho, khạc cần lấy khăn che miệng, nếu có vấn đề về sức khỏe thì phải đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

- Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị mắc bệnh.

- Hạn chế hết mức việc tiếp xúc với người bị cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 1m nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

- Phải sử dụng khẩu trang đúng cách, không vứt khẩu trang bừa bãi, tránh tạo điều kiện phát tán dịch bệnh.

- Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các hóa chất sát khuẩn thông thường. Tạo không gian thoáng mát ở nơi ở, lớp học, phòng làm việc.

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa nhiễm virus cúm.

- Những người có biểu hiện sốt cao, khó thở… cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan. Đồng thời, phòng tránh các biến chứng nặng của bệnh.

Cúm A/H1N1 nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời

Nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách người bệnh do nhiễm A/H1N1 có thể phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, cúm A/H1N1 cũng có những biến chứng nguy hiểm như: gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, thậm chí có thể gây suy đa tạng, dẫn đến tử vong ở một số người có bệnh mạn tính.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement