Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Những bằng chứng cho thấy Black Friday chỉ có khuyến mãi ảo

Thị trường 24h

29/11/2019 16:00

Rất nhiều chiêu trò được các doanh nghiệp lợi dụng Black Friday để bán được hàng mà người mua thậm chí phải mua với giá cao hơn thực tế.

Black Friday - Ngày thứ sáu đen tối, thực sự là ngày hội mua sắm toàn cầu vì với nhiều người tiêu dùng, đây là dịp họ có thể mua được những món hàng ưa thích với giá rẻ nhất trong năm. Vậy nên, không hiếm bắt gặp hình ảnh, người mua sẵn sàng xếp hàng dài, thậm chí chen lấn, xô đẩy.. để mua được những món hàng giảm giá.

Thế nhưng, vác chương trình khuyến mãi, giảm giá có thực chất? Việc giảm giá vẫn có thật, tuy nhiên không phải doanh nghiệp, nhà bán lẻ nào cũng thật thà khi giảm giá, khuyến mãi bất chấp việc sẽ phải chịu lỗ.

Những dữ liệu thu thập từ một số hãng truyền thông cho thấy, mảng tối của Black Friday không chỉ ở các kênh bán hàng nhỏ lẻ mà nó được cả các thương hiệu lớn tận dụng.

Nhiều doanh nghiệp lợi dụng Black Friday, khuyến mãi ảo để bán được nhiều hàng hơn. Ảnh minh họa
Nhiều doanh nghiệp lợi dụng Black Friday, khuyến mãi ảo để bán được nhiều hàng hơn. Ảnh minh họa

Cụ thể, theo khảo sát của Forbes cho thấy, trong Ngày thứ Sáu đen tối năm 2018 chỉ có 4/83 mặt hàng của Amazon, Currys PC World, John Lewis có giá thực sự rẻ hơn khi khuyến mãi, giảm giá. Tuy nhiên, sau Black Friday thì một trong số bốn mặt hàng này đã giảm giá sau đó 1 tháng. Mức giảm từ 299 bảng Anh xuống 250 bảng Anh.

Thủ thuật giảm được bóc mẽ là các thương hiệu sẽ lường trước một nhóm mặt hàng nào đó sắp giảm giá để đưa ra bán vào dịp Black Friday. Với thời trang, đó thường sẽ là những mẫu thiết kế cũ, sắp qua mùa.

Theo bà Natalie Hitchins, chủ một thương hiệu cung cấp sản phẩm gia dụng và dịch vụ, những giao dịch bán lẻ vào kỳ Black Friday không hoàn toàn như giới thiệu. Việc bán hàng vào một khung nhất định sẽ chỉ có lợi cho người bán. Sự kiện giảm giá này thực chất chỉ là sự cường điệu. Chỉ một vài mặt hàng nào đó có giảm giá thật sự.

Tờ Daily Mail thậm chí còn vạch trần chiêu thức gian dối khách hàng để tăng hiệu suất kinh doanh bằng khuyến mại ảo của thương hiệu bán lẻ thời trang trực tuyến ASOS  nổi tiếng ở Anh trong dịp này. Trước chương trình khuyến mãi, giảm giá ASOS đã đẩy giá gốc của các sản phẩm lên cao hơn thực tế. Một đôi boots da được quảng cáo giảm 11,5 bảng. Nhưng giá gốc sản phẩm 36 bảng Anh đã được hô biến thành 45 bảng. Sau đó, chúng được treo bảng giảm giá còn 33,5 bảng, mức giảm thực sự chỉ có 2,5 bảng. Sau khi bị bóc mẽ gian dối, ngay lập tức có làn sóng tẩy chay ASOS từ phía người tiêu dùng.

Mới nhất, một cô gái còn làm cả 1 video trên Instagram để chia sẻ mình bị mua hớ trong kỳ Black Friday như thế nào. Cô mua một món đồ có giá là 69 Euro giảm còn 49 Euro, nhưng giá gốc của sản phẩm này chỉ là 39 Euro. Cô gái này đã lỗ 10 Euro để mua sản phẩm được gắn mác giảm giá.

THÙY TRANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement