Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhọc nhằn con đường đi tìm con chữ của hai cô cháu ở đất Sài Gòn

Sức khỏe

15/11/2018 21:36

Khi mà nhiều học sinh lên kế hoạch cho những dự định vào đại học hay du học… Tuyết Nhi chỉ mong mình cỏ thể học hết năm lớp 12 này.

Lê Thị Tuyết Nhi hiện đang là học sinh của lớp 12A03, Trường THPT Tạ Quang Bửu, quận 8, TP.HCM. Cô bé gầy gò, yếu ớt và nhỏ hơn so với cái tuổi 17 của em. Nhưng với những ai biết được hoàn cảnh của Nhi cũng cảm thông trước những thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của cô bé từ khi em lên 2 tuối…

Mẹ bỏ đi khi Nhi chưa đầy 2 tuổi, người cha cũng nặng gánh mưu sinh, không chăm sóc được nên gửi Nhi cho một người cô chăm sóc, nuôi nấng. Đến tận bây giờ Nhi cũng chưa bao giờ được gặp lại mẹ. Một đứa bé 2 tuổi chưa kịp lưu lại hình ảnh của người mẹ mình. Không ít lần, Nhi ao ước có thể hình dung được hình dáng hay khuôn mặt của mẹ như thế nào…

Dù rất muốn đến trường, nhưng hoàn cảnh khó khăn khiến Nhi không ít lần muốn bỏ dở việc học.
Dù rất muốn đến trường, nhưng hoàn cảnh khó khăn khiến Nhi không ít lần muốn bỏ dở việc học.

Thiếu thốn vòng tay của ba mẹ nhưng Nhi may mắn được cô Hoàng, người đón Nhi từ ba em để nuôi dưỡng và hết lòng yêu thương. Từng đó năm, với Nhi, cô vừa là người ba vừa là người mẹ của em.

Hơn mười năm qua, cô Hoàng là chỗ về vật chất và tinh thần duy nhất của em. Trước đây, khi còn sức lực, cô có thể làm bất cứ công việc gì người ta thuê để có tiền cho hai cô cháu sống qua ngày. Nhưng, vài năm trở lại đây, khi đã qua tuổi 60, cô Hoàng yếu đi nhiều, lại bị căn bệnh khớp hành hạ, đến việc đi lại với cô cũng đã khó khăn.

Căn phòng trọ chưa đầy chục mét vuông, nằm lọt thỏm trong con hẻm nhỏ ở Quộc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Vật dụng có giá trị nhất của hai cô cháu có lẽ là chiếc tủ lạnh cũ mèm được người hàng xóm cho. Tiền trọ mỗi tháng 2 triệu đồng, chiếm gần hết thu nhập của cô.

Cô Hoàng xin làm phụ việc cho một quán nước nhỏ, tiền công mỗi ngày cũng chỉ được 50.000 đồng. Chiều đến, khi công việc tại quán kết thúc, cô lại vội vã đạp xe đi lấy vé dò bán đến tối muộn, măy mắn lắm cũng được thêm 50.000 đồng. Thu nhập một trăm ngàn đồng phải chắt bóp để trang trải cuộc sống của hai cô cháu.

Đó là những ngày không mua gió, đôi chân cô còn gắng gượng được, cô Hoàng mới kiếm được từng đó. Cô lo lắng đến lúc…đôi chân ấy không còn vững chắc nữa thì cuộc sống của 2 cô cháu sẽ ra sao (?).

Những bữa cơm của hai cô cháu nhiều khi chỉ có vài miếng đậu phụ hay đôi khi chỉ có gói mì… Vậy nhưng, tình thương mà cô dành cho cô cháu gái thì không khi nào vơi cạn. Cô kể, đón Nhi về nuôi từ năm 2 tuổi. Biết cháu thiếu vắng tình yêu thương ba mẹ, nên cô luôn cố gắng bù đắp. Cô hiểu được sự mất mát của đứa cháu ngây thơ nên dành hết tình thương cho Nhi.

Góc học bài trong căn gác trọ chật hẹp, tối tăm của Yến Nhi.
Góc học bài trong căn gác trọ chật hẹp, tối tăm của Yến Nhi.

Nhưng sức khỏe ngày một yếu dần, Nhi cũng đang ở những năm học cuối cấp, việc lo cái ăn cho cháu cũng đã khó khăn, nói gì đến việc cho Nhi học nữa. Bản thân Nhi cũng mang trong mình căn bệnh tim khiến em không ít lần xỉu bất chợt…

Gánh nặng cứ chồng chất lên người phụ nữ 62 tuổi. Không ít lần Nhi đòi nghỉ học, kiếm việc làm để đỡ đần cho cô. Đã có lúc cô Hoàng định gật đầu đồng ý, nhưng rồi nghĩ thương cháu chịu thiệt thòi đủ thứ giờ dang dở việc học tập mà chỉ còn 1 năm nữa nên tôi sẽ đi vay mượn khắp nơi để tiếp tục cho cháu đi học.

Trong suốt câu chuyện mà Nhi chia sẻ với chúng tôi, niềm vui chỉ hiện rõ trong ánh mắt Nhi khi cô bé chia sẻ về ước mơ của mình. Nhi mong muốn sau khi học hết phổ thông, có thể theo học được một trường nào đó dạy nấu ăn. Nhiều năm liền, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Nhi đều cố gắng và là học sinh khá để đeo đuổi đam mê từ nhỏ của em. Phần nữa, cô bé nghĩ rằng, nghề này có thể giúp Nhi vừa học vừa có thể xin làm phụ bếp để có thể kiếm được tiền. Dù ít, dù nhiều cũng có thể phụ giúp cô Hòa giảm bớt nỗi lo mưu sinh.

Chỉ còn chưa đầy một năm học nữa đối với Nhi là em tốt nghiệp PTTH và có thể kiếm tiền phụ cô, nhưng khoảng thời gian này cứ như dài thêm, nặng thêm vì hoàn cảnh cảnh éo le của mình.

NHÓM HS 11B3
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement