Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhìn lại năm 2020: 10 sự kiện trong nước được quan tâm

Chính sách - Hạ tầng

25/12/2020 12:48

Ngăn chặn dịch Covid-19 hiệu quả và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao là một trong những điểm sáng của Việt Nam trong năm 2020.

1. Việt Nam kiểm soát tốt dịch, đưa vào thử nghiệm vaccine COVID-19

Năm 2020 là năm được xem là "thảm họa toàn cầu" khi mà dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành khiến gần 80 triệu người bị nhiễm bệnh, gần 1,8 triệu người tử vong.

Trong khi những nước phát triển và có nền y tế tiên tiến như Mỹ và châu Âu gồng mình chống lại đại dịch thì Việt Nam cơ bản đã thành công trong việc khống chế được sự lây lan của loại virus chết người này.

Việc Việt Nam chúng ta khống chế thành công các đợt bùng phát dịch ngoài cộng đồng đã được cộng đồng quốc tế công nhận.

Ngoài ra, chúng ta còn thực hiện hàng trăm chuyến bay, đưa hàng trăm ngàn kiều bào bị mắc kẹt ở nước ngoài về nước an toàn.

Mới đây nhất, Việt Nam cũng đã chính thức ghi tên mình vào bản đồ vaccine Covid-19 khi tiến hành thử nghiệm trên người.

Nhìn lại năm 2020: 10 sự kiện trong nước được quan tâm

2. Đại hội Đảng các cấp, sắp xếp nhiều nhân sự cấp cao

Trong năm 2020, các tỉnh, thành, bộ, ngành...trên cả nước đã tiến hành xong Đại hội Đảng, qua đó có nhiều thay đổi trong bộ máy lãnh đạo Đảng và chính quyền.

Ngoài ra, trong năm 2020, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng đã tiến hành một số Đại hội để kiện toàn các văn kiện, định hướng phát triển, nhân sự...để chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021.

 Quang cảnh Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, sáng 14/12/2020. Ảnh: TTXVN
 Quang cảnh Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, sáng 14/12/2020. Ảnh: TTXVN

3. Điều tra, xét xử nhiều vụ án tham nhũng; bắt giam nhiều cán bộ cao cấp

Năm 2020 cũng là năm mà công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh theo chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng.

Qua đó, hàng loạt đại vụ án tham nhũng như: Vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu nước giải khát (Sabeco), quận 1, TP.HCM; Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí liên quan đến dự án 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM; Vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại BIDV và các đơn vị liên quan; Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Dự án xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ; Vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan; Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên; Vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri); Vụ án vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam (Sacombank); Vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. 

Ngoài ra, trong năm 2020, Cơ quan điều tra còn bắt giam và xử lý cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cựu phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang...

Phiên tòa xét xử hai nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và đồng phạm thâu tóm nhà đất công sản ở Đà Nẵng.
Phiên tòa xét xử hai nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và đồng phạm thâu tóm nhà đất công sản ở Đà Nẵng.

4. Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) 

Sau nhiều năm đàm phán, ngày 1/8/2020, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA). Việc thông qua hiệp định này không chỉ cho thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn là chìa khóa để các doanh nghiệp mở ra cánh cửa để tiến vào thị trường châu Âu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và EU trong năm 2020 sẽ lên mức 277,5 - 280,12 tỷ USD, tăng 5% - 6% so với năm 2019 (cao hơn dự báo tăng 2% - 3% trước đó) và con số này sẽ tăng lên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

5. Đạt tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực

Năm 2020, kinh tế toàn cầu suy thoái nặng nề do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) từ 2-3%. Tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam ước đạt gần 3%; GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.

Nhìn lại năm 2020: 10 sự kiện trong nước được quan tâm

Đáng chú ý là thặng dư thương mại cao kỷ lục ở mức 17 tỷ USD, dự trữ ngoại hối gồm 100 tỷ USD. Những nỗ lực để có được con số tăng trưởng dương năm 2020 của Việt Nam là một trong những điểm sáng rõ nét nhất toàn cầu.

5. Mưa bão, ngập lụt, sạt lở tại miền Trung

Khoảng thời gian tháng 10 - 11/2020, khu vực miền Trung đã chịu liên tiếp 7 cơn bão đổ bộ, gây ra mưa lớn chưa từng có về cường độ và thời gian, gây ngập lụt trên diện rộng.

Mưa, bão gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Theo đó, mưa bão đã làm 249 người chết, mất tích; khoảng 50.000 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; hơn 4,5 triệu con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 149.000 ha rừng bị ảnh hưởng; nhiều cơ sở hạ tầng và công trình dân sinh bị hư hỏng.

Nhìn lại năm 2020: 10 sự kiện trong nước được quan tâm

Trong đó, vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế); Nam Trà My và Phước Sơn (Quảng Nam), Hướng Hóa (Quảng Trị) khiến nhiều người chết, mất tích, gây thiệt hại nặng nề cho các địa phương này.

6. Khởi công nhiều dự án giao thông lớn

Trong năm 2020, Việt Nam đã khởi công xây dựng nhiệu dự án giao thông lớn, trong đó, dự án sân bay Long Thành là dự án có mức đầu tư lớn với hơn 109.000 tỷ đồng. Dự án sân bay Long Thành dự kiến khởi công những ngày cuối năm 2020, sau 20 năm chuẩn bị.

Sân bay Long Thành có mục tiêu trở thành cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia và là trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Dự án sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp; vốn ngân sách chi trả công tác giải phóng mặt bằng.

Nhìn lại năm 2020: 10 sự kiện trong nước được quan tâm


Trong tháng 9, với tổng vốn trên 35.000 tỷ, ba dự án thành phần cao tốc Bắc Nam khác, gồm đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, đồng loạt khởi công, đánh dấu bước tiến đầu tư tuyến cao tốc Bắc Nam dài 654 km.

Trong nửa đầu năm 2020, nhiều dự án quy mô lớn khác cũng được xây dựng như cầu Mỹ Thuận 2 nối Tiền Giang và Vĩnh Long, tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2023. Hai dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trước 31/12...

8. Quốc hội thông qua Nghị quyết hành lập TP. Thủ Đức

Ngày 9/12, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP. Thủ Đức thuộc TP. HCM.

Ngày 31/12/2020, TP. HCM sẽ tổ chức lễ công bố Nghị quyết 1111 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP. Thủ Đức.

TP. Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021. Ảnh: Tiền phong
TP. Thủ Đức sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021. Ảnh: Tiền phong

Về số lượng Phó Chủ tịch TP. Thủ Đức, dự thảo quy định không quá 4 Phó Chủ tịch. Trong khi đó, các cơ quan chuyên môn thuộc TP Thủ Đức có không quá 13 phòng, gồm 10 phòng theo Nghị định số 108/2020/NĐ-CP và 3 cơ quan khác. 

Dựa trên tình hình thực tiễn TP. Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ cao, nên vai trò của Khoa học – Công nghệ rất quan trọng và cần thiết thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ.

TP Thủ Đức chính thức vận hành vào ngày 1/3/2021.

9. Căng thẳng Mỹ- Trung, Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư

Tình hình dịch bệnh cùng với việc căng thẳng thương mại ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến nhiều nhà đầu tư quyết định chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chỉ riêng Nhật Bản, tính đến hết năm 2020, đã có 15 công ty đăng ký chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngoài ra, các công ty Hàn Quốc, Mỹ cũng lên phương án đưa công ty sang Việt Nam để tránh các lệnh trừng phạt liên quan của chính phủ Mỹ.

10. Việt Nam trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm được chủ công nghệ 5G

Năm 2020 cũng là năm đánh dấu Việt Nam đã trở thành nước thứ 5 trên thế giới làm chủ công nghệ 5G, sản xuất được thiết bị hạ tầng 5G, sản xuất được điện thoại 5G. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


Việc có được mạng 5G cũng cho phép số lượng thiết bị cùng kết nối nhiều gấp 100 lần so với mạng 4G. Đây là điều kiện quan trọng để triển khai các ứng dụng IoT (Internet vạn vật) trong tương lai như thành phố thông minh, công nghiệp ô tô….

Việc sớm thương mại hóa 5G ngoài, việc sẽ giúp Việt Nam mở ra cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao, mà còn giúp bài toán về việc đưa Internet đến vùng sâu vùng xa cũng sẽ được giải quyết, khi tốc độ 5G có thể giúp thay thế Internet cáp quang.

(Tổng hợp)

HOÀNG ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement