Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiều vướng mắc làm chậm quá trình giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

Ngân hàng

15/08/2023 10:55

Các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay đối với nhà ở xã hội hiện quá cao so với thực tế và nhiều vướng mắc tồn tại làm chậm quá trình giải ngân tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Sau gần 4 tháng triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà ở dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, mới có khoảng 95 tỷ đồng được giải ngân và 950 tỷ đồng cam kết cho vay.

Tiến độ này là quá chậm so với kỳ vọng. Nguyên nhân chậm trễ được giới chuyên gia nhìn nhận đến từ nhiều phía, từ thủ tục pháp lý, lãi suất...

"Đóng băng" vì lãi suất cao

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội. Bởi lẽ, nếu là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội thì phải đảm bảo 2 tiêu chí.

Thứ nhất, lãi suất thấp dành cho chủ đầu tư và người mua, thuê mua nhà ở xã hội quy định thường bằng 50% mức lãi suất cho vay thương mại, như quy định mức lãi suất ưu đãi hiện nay là 4,8%-5%/năm và mức lãi suất ưu đãi này được xác định hàng năm.

Nhiều vướng mắc làm chậm quá trình giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thứ hai, thời hạn vay ưu đãi dài hạn, như Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định thời hạn vay ưu đãi tối đa 25 năm áp dụng cho cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và 5 năm đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.

"Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định lãi suất 8,2%/năm áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thuộc dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư… vẫn là quá cao so với khả năng tài chính của đối tượng là người có thu nhập thấp," ông Châu cho hay.

Ông Châu dẫn chứng, chẳng hạn, căn hộ nhà ở xã hội có giá 1 tỷ đồng, thanh toán trước 20% là 200 triệu đồng và được vay 80% là 800 triệu đồng. Với lãi suất 8,2%/năm, chỉ riêng việc trả lãi vay năm đầu tiên người vay phải trả bình quân 5,46 triệu đồng/tháng đồng thời còn phải trả một phần nợ gốc.

Còn với mức lãi suất 8,7%/năm áp dụng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư lại khá phù hợp và có tác động tích cực đối với các chủ đầu tư khi hiện nay, lãi suất vay rất cao, có thể lên đến 12%-13%/năm.

Một số chuyên gia cũng cho rằng NHNN quy định các mức lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được xác định định kỳ 6 tháng một lần với mức lãi suất 8,2%/năm, 8,7%/năm áp dụng đến ngày 30/6/2023 làm cho tâm lý của người vay thêm "bất an", theo TTXVN.

Ngoài ra, thời gian ưu đãi của gói tín dụng này đối với người mua nhà chỉ trong 5 năm là quá ngắn chỉ phù hợp với các dự án quy mô trung bình nhưng chưa phù hợp với các dự án quy mô lớn.

Không chỉ các chuyên gia tỏ ra băn khoăn về gói tín dụng này mà chính những người có nhu cầu vay cũng đang rất cân nhắc. Chị Thu Trang, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) cho rằng thời gian cho vay ưu đãi chỉ 5 năm là quá ngắn, nên kéo dài tối thiểu là 10-15 năm.

"Ngoài ra theo mức lãi suất 8,2%/năm là mức lãi suất cao so với thu nhập của người có thu nhập thấp, chưa kể nếu lãi suất thương mại tăng thì người vay rất rủi ro," chị Trang tâm tư.

Các ngân hàng cho vay lý giải tiến độ ban hành, phê duyệt danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi và việc công bố thông tin dự án tại một số tỉnh, thành phố chưa theo mẫu của Bộ Xây dựng ban hành… là những vướng mắc chính kéo chậm quá trình triển khai gói 120.000 tỷ đồng.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, một số địa phương cũng đã phê duyệt danh sách và gửi cho NHNN, nhưng qua rà soát những dự án này đều chưa đạt được cơ sở về pháp lý để có thể giải ngân cho vay.

Nhiều vướng mắc làm chậm quá trình giải ngân

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội với lãi suất 8,7%/năm áp dụng cho chủ đầu tư và 8,2%/năm cho người mua nhà triển khai từ đầu tháng 4, do 4 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank thực hiện.

Chương trình này cũng nằm trong đề án phát triển 1 triệu nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng từ nay đến năm 2030. Đến nay con số 95/120.000 tỷ đồng được giải ngân trong 3 tháng cho thấy, tiến độ của gói tín dụng này đang dẫm lên bước đi của nhiều gói tín dụng hỗ trợ trước đó: "công bố rầm rộ nhưng triển khai rất chậm chạp".

Các ngân hàng cho vay lý giải, tiến độ ban hành, phê duyệt danh mục dự án đủ điều kiện vay vốn ưu đãi và việc công bố thông tin dự án tại một số tỉnh, thành phố chưa theo mẫu của Bộ Xây dựng ban hành… là những vướng mắc chính kéo chậm quá trình triển khai gói 120.000 tỷ đồng.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, một số địa phương cũng đã phê duyệt danh sách và gửi cho NHNN, nhưng qua rà soát những dự án này đều chưa đạt được cơ sở về pháp lý để có thể giải ngân cho vay.

Ai cũng biết và thấy nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng nhiều năm qua nhà ở xã hội luôn ở trong tình trạng khủng hoảng thiếu. Trong nhiều văn bản, Bộ Xây dựng cho biết nhiều địa phương không chú trọng dành quỹ đất phát triển loại hình nhà ở này, một số ít dự án nhà ở thương mại ở nhiều tỉnh, thành thuộc diện phải bố trí quỹ đất 20% phát triển nhà ở xã hội, nhưng lại gửi văn bản xin nộp tiền thay vì xây nhà loại nhà này.

Nay khi triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, lại gặp lúng túng do đối mặt với hàng loạt vướng mắc cũ như bố trí quỹ đất; thiếu quy hoạch phát triển nhà ở xã hội ở địa phương; quy trình miễn tiền sử dụng đất cho dự án nhà ở xã hội phức tạp, thời gian kéo dài; thủ tục điều kiện để được mua nhà ở xã hội khó khăn.

Để tháo gỡ, các ngân hàng đang đề nghị UBND các tỉnh cần xem xét rút ngắn thủ tục hành chính liên quan đến xét duyệt các dự án, cấp phép dự án và công khai quy hoạch, công bố quỹ đất sạch để các chủ đầu tư quan tâm nắm được thông tin, đồng thời phải có chính sách ưu đãi kêu gọi nhà đầu tư phát triển các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp…

Như vậy có nghĩa triển khai gói 120.000 tỷ đồng theo xu hướng vướng đến đâu, sửa đến đó. Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng nhiều năm trước không gỡ nay cũng khó kỳ vọng sẽ được sửa đổi gấp, và cũng khó kỳ vọng gói tín dụng này chạy bon bon như mong đợi, theo Dân Việt.

Tính đến hiện tại, Bộ Xây dựng cho biết có khoảng 108 dự án đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai đầu tư xây dựng thuộc đối tượng cho vay của gói 120.000 tỷ đồng. Nhưng các dự án này nếu được phê duyệt vay cũng chỉ giải quyết hơn 12.442/120.000 tỷ đồng, tương ứng chỉ đạt khoảng 10,37% số vốn giải ngân trong gói 120.000 tỷ đồng.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement