Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiều thương hiệu xa xỉ sụt giảm doanh thu trầm trọng do virus corona

Doanh nghiệp

31/01/2020 16:26

Các nhà bán lẻ hàng xa xỉ, hãng hàng không...đã sụt giảm liên tục xuyên suốt đại dịch virus corono (nCoV) bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Theo đó, doanh số bán hàng của nhà mốt Christian Dior sụt giảm 2,3% tại Paris trong khi tập đoàn Kering (chủ sở hữu thương hiệu Gucci và Yves Saint Laurent) giảm 2,1%. International Consolidated Airlines Group (IAG), công ty mẹ của British Airways, cũng hứng chịu hậu quả tương tự với mức giảm 3% tại London, đánh dấu mức suy giảm lớn trong chứng khoán hàng không toàn cầu.

Nhiều thương hiệu xa xỉ sụt giảm doanh thu trầm trọng do virus corona

Số trường hợp nhiễm virus corona đã cán mốc hơn 1.982 trường hợp mới đã được xác nhận tại Trung Quốc vào thứ năm, nâng tổng số của đất nước lên 9.692, vượt xa so với dịch bệnh SARS diễn ra vào năm 2002-2003, làm chết gần 800 người trên toàn thế giới.

Đại dịch nhanh chóng lan sang các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Những biện pháp phòng tránh và ngăn chặn sự lây lan trong hai tuần qua chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là vào thời điểm vô cùng quan trọng trong lịch sử giải trí và du lịch Trung Quốc.

Nhiều thương hiệu xa xỉ sụt giảm doanh thu trầm trọng do virus corona

Các nhà phân tích cho biết người tiêu dùng Trung Quốc đã trở nên quan trọng hơn với nền kinh tế toàn cầu nói chung và lĩnh vực xa xỉ nói riêng trong hai thập kỷ qua. Họ chiếm 33% chi tiêu toàn cầu đối với hàng hóa xa xỉ vào năm 2018, theo nghiên cứu mới được công bố bởi Bain & Co. vào năm 2019.

Nhiều thương hiệu xa xỉ sụt giảm doanh thu trầm trọng do virus corona

Giới nhà giàu Trung Quốc thường ra nước ngoài để mua sắm hàng cao cấp và đến Macau đánh bạc trong dịp Tết Nguyên Đán. Chính vì thế, các thương hiệu xa xỉ đang trở nên nhạy cảm với giới đại gia Trung Quốc. Còn nhớ, vào năm 2002 – 2003, dịch SARS đã hạn chế cả về chi phí đi lại lẫn chi tiêu xa xỉ. Mặc dù các nhà chức trách đã học được một số bài học kể từ đại dịch đó, nhưng thời điểm corona virus bùng lên trước kỳ nghỉ Tết âm lịch 2020, các nhà đầu tư đã đặc biệt lo lắng.

Cổ phiếu của Wynn Resorts Ltd. (nhà điều hành nhiều khách sạn xa xỉ trên toàn cầu, bao gồm cả Macau) đã sụt giảm doanh thu 6,1% tại New York. Đối thủ  Las Vegas Sands cũng đối mặt với doanh thu xuống dốc 5,4%, thêm nữa, cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của công ty cũng đã leo thang trầm trọng. Nhà điều hành sòng bạc MGM China Holdings cũng sụt giảm 6,2% tại Hong Kong.

Nhiều thương hiệu xa xỉ sụt giảm doanh thu trầm trọng do virus corona

Trong đại dịch này, các nhà sản xuất thuốc và khẩu trang ở Trung Quốc hưởng lợi nhiều nhất. Doanh số Shandong Lukang Pharmaceutical Co. Ltd và nhà sản xuất khẩu trang Shanghai Dragon Corp đều tăng 10%.

Ở châu Âu, tập đoàn LVMH đã giảm 1,1% tại Paris và Thụy Sĩ. Financière Richemont giảm 1,9%. Tập đoàn Burberry đạt mức giảm 0,6% tại London. Riêng ngành hàng không, Air France-KLM SA giảm 2,6%, United Airlines Holdings giảm 4,4% và American Airlines Group giảm 4,2%.

Các hãng hàng không quốc tế huỷ, hoãn đồng loạt chuyến bay tới Trung Quốc

Các hãng bay bắt đầu ngừng chuyến đến và đi từ Trung Quốc từ hôm 29/1. British Airways là hãng hàng không quốc tế đầu tiên tuyên bố về việc này. Đây được đánh giá là động thái quyết liệt nhất từ một hãng bay lớn trong bối cảnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng. Trước đó, một số hãng bay đã hủy chuyến tới Trung Quốc, nhưng chưa có hãng nào dừng mọi hoạt động bay như British Airways.

British Airways có các chuyến bay thẳng từ sân bay Heathrow ở London đến Bắc Kinh và Thượng Hải. Hành khách sẽ không thể đặt vé trực tuyến cho các chuyến bay đến Trung Quốc của hãng cho đến ngày 29/2.

Hãng hàng không Mỹ thông báo “sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu” buộc hãng phải đình chỉ nhiều chuyến bay giữa Mỹ và ba thành phố lớn của Trung Quốc gồm Bắc Kinh, Hong Kong và Thượng Hải từ ngày 1/2 đến ngày 8/2.

Máy bay Boeing 747 của hãng hàng không British Airways tại sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc.
Máy bay Boeing 747 của hãng hàng không British Airways tại sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc.

Theo sau là Lufthansa – một trong các hãng bay lớn nhất Đức và châu Âu. Dự kiến, họ không có chuyến bay nào tới Trung Quốc đại lục đến hết ngày 9/2. Lufthansa đã ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc của hãng và các đường bay tương tự hợp tác với hàng không Thụy Sĩ và Áo đến tháng 2-2020.

Hãng Air France của Pháp cho biết sẽ giảm số chuyến bay đến Bắc Kinh và Thượng Hải trong tuần này. Ngoài ra, Swiss Airlines, Austrian Airlines, Lion Air cũng tạm dừng các chuyến bay đến quốc gia tỉ dân này. Các hãng hàng không tại Myanmar và Nepal hiện cũng nói không với các chuyến bay tới Trung Quốc.

Hãng American Airlines thông báo tạm dừng các chuyến bay từ Los Angeles đến Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng vẫn duy trì các chuyến bay với Trung Quốc từ sân bay Dallas.Hãng Delta Air Lines giảm một nửa số chuyến bay qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc xuống còn khoảng 21 chuyến/tuần.

Nhiều thương hiệu xa xỉ sụt giảm doanh thu trầm trọng do virus corona

Hãng hàng không Indonesia Lion Air ngày 29/1 cũng thông báo ngừng mọi chuyến bay thẳng đến Trung Quốc. Tương tự là hãng Seoul Air của Hàn Quốc.

Trong khi đó, hãng hàng không Ấn Độ IndiGo ngừng các chuyến bay đến Thành Đô và Hong Kong.

Nhiều hãng hàng không khác như Finnair của Phần Lan, Cathay Pacific (trụ sở ở Hong Kong) Jetstar Asia (trụ sở ở Singapore) cũng cho biết đã cắt giảm các chuyến bay đến Trung Quốc vì nhu cầu đi lại giảm mạnh do dịch bệnh.

Trước đó, nhiều hãng hàng không trên thế giới đã hoãn, hủy và giảm nhiều chuyến bay tới trung tâm dịch bệnh.

Cụ thể, Kazakhstan đã dừng mọi chuyến tàu chở khách xuyên biên giới và tạm đình chỉ các chuyến bay. Papua New Guinea tuyên bố không du khách nào đến từ châu Á được phép nhập cảnh vào nước mình.

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Đức khuyến cáo công dân nước mình tránh du lịch tới Trung Quốc lúc này. Trung Quốc cũng kêu gọi người dân trì hoãn ra nước ngoài, nhất là bay tới các quốc gia đã xác nhận có bệnh nhân bị viêm phổi Vũ Hán.

Trong số 206 công dân Nhật Bản trở về nhà vào ngày 29/1 từ Vũ Hán, 12 người đã phải nhập viện kiểm tra sau khi họ cảm thấy không khỏe, có các triệu chứng giống cúm.

Từ Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết họ “rất hối hận” về báo cáo của mình tuần trước khi đề cập đến nguy cơ bùng phát toàn cầu của viêm phổi Vũ Hán là “vừa phải”, thay vì “ở mức cao”. 

Trước khi dịch bệnh leo thang trong tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn khoảng 6%, giảm từ mức 6,1% vào năm 2019. Ông Perret-Green cho biết sự bùng phát và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh có thể đẩy tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 của Trung Quốc xuống mức cuối cùng từng xảy ra vào năm 1990, khi đó là 3,9%, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. "Nó có thể giảm xuống mức 4,5% và thực tế có thể gần bằng không", ông Perret-Green cho biết.

Các nhà sản xuất ô-tô như General Motors và Nissan có kế hoạch đóng cửa các nhà máy cho đến tuần thứ 3 của tháng 2 để tuân thủ kỳ nghỉ Tết dài hơn mà chính phủ Trung Quốc đưa ra, trong khi Toyota và Ford cho biết trong tuần này họ sẽ đóng cửa một số nhà máy thêm một tuần nữa.

Các công ty như G.M., Honeywell, Facebook và Bloomberg đã hạn chế việc đi lại của các nhân viên ở Trung Quốc và thiết lập các biện pháp tự kiểm dịch của riêng mình.

Hôm 28/1, Công ty cà phê Starbucks có trụ sở tại Seattle cho biết đã đóng cửa hơn một nửa trong số 4.292 cửa hàng tại Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai chỉ sau Mỹ. Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple, cho biết vào nhà sản xuất iPhone đang tìm kiếm nhà cung cấp thay thế để bù đắp cho những tổn thất sản xuất dự kiến.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement