Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Hàn Quốc lao đao vì cuộc chiến ở Ukraina

Doanh nghiệp

13/04/2022 08:49

Các doanh nghiệp nhỏ ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á – Hàn Quốc - đang phải căng mình để tồn tại trong bối cảnh giá bột mì và dầu ăn tăng vọt do cuộc chiến ở Ukraina gây ra.

Lee Seung-ja, chủ một tiệm bánh nhỏ ở Incheon (Hàn Quốc) đã không lo lắng nhiều về cuộc chiến ở Ukraina khi mới biết tin bởi hầu hết bột mì mà Lee sử dụng cho việc sản xuất bánh mì và bánh ngọt được nhập khẩu từ Pháp, một khu vực cách cuộc xung đột hơn 1.500 dặm.

dsc01128.jpg
Tiệm bánh của Lee Seung-ja ở Incheon đã bị ảnh hưởng bởi giá bột mì cao hơn kể từ khi Nga tấn công Ukraina.

“Tôi không biết rằng Ukraina là một trong những nước sản xuất lúa mì lớn nhất cho đến tận bây giờ và giờ tôi mới phát hiện ra rằng nhiều loại bột ở châu Âu được làm từ lúa mì của Ukraina”, Lee cho biết.

Trước khi chiến tranh bùng nổ, giá một bao bột mì ở Hàn Quốc đã tăng hơn 30% do các vấn đề về chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Giờ đây, Lee được các nhà bán buôn cho biết rằng, giá sẽ sớm tăng trở lại khi chiến tranh và các lệnh trừng phạt làm gián đoạn xuất khẩu lúa mì của Nga và Ukraina, hai quốc gia chiếm đến 1/4 nguồn cung của thế giới.

“Thật đáng tiếc khi chiến tranh nổ ra, nhưng chúng tôi thường không nghĩ rằng nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình”, Lee nói.

Trên khắp Hàn Quốc, các chủ doanh nghiệp nhỏ đang cố gắng tìm hiểu xem cuộc xung đột ở một quốc gia cách xa hàng nghìn km ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu của mình.

Cũng như bột mì, dầu ăn cũng nhanh chóng trở nên đắt hơn. Ukraina là nước xuất khẩu dầu hướng dương hàng đầu thế giới, cung cấp gần một nửa nguồn cung toàn cầu.

Đối với Kim, 47 tuổi, chủ một cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh ở Incheon, giá dầu ăn tăng cao đã trở thành một liều thuốc khó nuốt.

Kim cho biết: “Một thùng dầu ăn 18 lít (4,75 gallon) có giá khoảng 35.000 won (28,42 USD), nhưng bây giờ đã lên tới hơn 45.000 won (36,55 USD).

“Nhà cung cấp dầu cho tôi thậm chí còn đề nghị tôi tích trữ dầu nếu có đủ chỗ và nói rằng giá có thể lên trên 60.000 won (48,73 USD) vào mùa hè này”, Kim nói thêm.

Chiến tranh ở châu Âu đã khiến giá lương thực tăng vọt trên toàn thế giới, với chỉ số giá lương thực của Liên hợp quốc tăng 12,6% trong tháng 3, mức cao nhất mọi thời đại.

Giá dầu thực vật và ngũ cốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, lần lượt tăng vọt 23,2% và 17,1%.

Tại Hàn Quốc, trong khi lạm phát chung vẫn thấp hơn nhiều nước, giá một số hàng hóa và dịch vụ đã tăng đột biến ở mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua và tình hình được cho là sẽ còn tồi tệ hơn.

dsc01109.jpg
Các chủ doanh nghiệp nhỏ như Lee Seung-ja không muốn tăng giá mặc dù chi phí nguyên liệu tăng cao.

Tuần trước, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc thông báo rằng, chi phí ăn uống ở ngoài đã tăng 6,6% trong tháng 3 so với năm trước, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/1998.

Giá tiêu dùng nói chung đã tăng 4,1% trong tháng trước, mức tăng mạnh nhất trong một thập kỷ.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc sẽ đưa ra mức lãi suất cao hơn trong tương lai gần, mặc dù các nhà theo dõi thị trường đang suy đoán về việc liệu ngân hàng này có tăng lãi suất chuẩn hay không trong cuộc họp chính sách mới nhất vào thứ Năm, sau khi đứng ở mức 1,25% vào tháng Hai.

Mặc dù chi phí tăng cao, một số doanh nghiệp nhỏ đang điều hướng cạnh tranh và cảm thấy rằng, tăng giá không phải là một lựa chọn.

“Chúng tôi đã tăng giá vào năm ngoái do chi phí tăng cao” Kim, nhà điều hành nhà hàng nhượng quyền, cho biết. “Nếu chúng tôi tiếp tục làm thế trong nửa năm, chúng tôi sẽ mất khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ khách”, cô nói thêm.

Lee, thợ làm bánh, cũng tin rằng việc tăng giá là điều không nên.

“Tôi mong đợi tình hình sẽ tốt hơn khi đại dịch lắng xuống. Nhưng bây giờ chi phí gia tăng đang làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Nhưng tăng giá không phải là một lựa chọn nên tôi cảm thấy áp lực phải mở thêm nhiều kênh cho kinh doanh - giao hàng và bán hàng trực tuyến - điều mà tôi chưa từng làm trước đây”, Lee cho biết thêm.

Chi phí gia tăng có thể có những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á.

Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc tuần trước đã hạ triển vọng kinh tế cho năm 2022, dự báo lạm phát ở mức trung bình 4% và tổng thu nhập quốc dân tăng dưới 1%.

Triển vọng lạc quan đã khiến một số nhà phân tích cảnh báo về tình trạng lạm phát đình trệ, nơi giá tiếp tục tăng mạnh bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.

Tổng thống đắc cử Yoon Seok-yeol, người sẽ nhậm chức vào tháng 5, đã tuyên bố rằng ổn định giá cả sẽ là ưu tiên hàng đầu của chính quyền mới của ông.

Trước tình trạng này, nhiều doanh nghiệp nhỏ có ý định đóng cửa hoạc bán cửa hàng do không chịu nổi chi phí.

“Chiến tranh và sự cạnh tranh đã khiến tôi lo lắng rất nhiều… Tôi không nghĩ mình là người duy nhất rao bán doanh nghiệp”, Lee cho biết.

HÀ MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement