Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhật Bản trình làng tem chống sàm sỡ

Chính sách - Hạ tầng

31/08/2019 14:12

Một công ty Nhật Bản đã ra mắt tem UV cầm tay cho phép các nạn nhân bị quấy rối “đánh dấu” bất kỳ ai có ý đồ tấn công họ.

Trong một nền văn hóa nơi phụ nữ thường xuyên bị sàm sỡ trên tàu điện, thì những chiếc tem UV có thể giúp ngăn chặn điều đó.

Theo CNet, tem chống sàm sỡ hết hàng ngay trong giờ đầu tiên mở bán tại Nhật Bản

“Đây là một con tem ngăn chặn những phiền toái”, một đoạn giới thiệu sản phẩm được dịch từ website của Shachihata, một công ty sản xuất tem.

Mặc dù công ty không chỉ thẳng đích danh đến việc sàm sỡ phụ nữ, nhưng chúng ta đều biết những đụng chạm không mong muốn với những kẻ sàm sỡ là một vấn đề đang khá phố biển đối với những phụ nữ trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm ở Nhật Bản.

Hai thập kỷ trước, nước này đã đưa vào sử dụng những chiếc xe chỉ dành cho nữ và một số dòng còn lắp đặt camera. Gần đây, một ứng dụng có tên DigiPolice đã xuất hiện, cho phép các nạn nhân phát ra tiếng “Dừng lại!” hoặc hiển thị một tin nhắn SOS trên màn hình điện thoại mà họ có thể cho các hành khách khác xem.

Nhật Bản trình làng tem chống sàm sỡ. 
Nhật Bản trình làng tem chống sàm sỡ. 

“Tem chống phiền toái” mới của Shachihata in hình ảnh của một bàn tay dài 9mm, in bằng một loại mực đặc biệt mà chỉ có thể được nhìn thấy được dưới ánh đèn huỳnh quang. Con tem được đựng trong một hộp nhỏ màu vàng và có một dây cuộn để nó có thể được cài vào túi.

Sản phẩm có giá lên tới 2.700 Yên (khoảng 590.000 đồng) nhưng toàn bộ sản phẩm phiên bản hạn chế đã được bán hết trong vòng một giờ đầu tiên.

Theo báo cáo của Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo từ năm 2017 đã ghi nhận 1.750 trường hợp sàm sỡ hoặc quấy rối tình dục, 30% trong số đó xảy ra trong giờ cao điểm từ 7h - 9h sáng. Mặc dù việc quấy rối tình dục rất đáng báo động ở Nhật Bản, nhưng những sản phẩm như thế này rõ ràng có khả năng bị lạm dụng rất cao như để trả thù hoặc chỉ vì họ bực mình với người đó.

Mực này có thể được rửa sạch và sản phẩm chủ yếu mang ý nghĩa răn đe. Trào lưu hashtag #MeToo đã dẫn đến sự ra đời của nhiều sản phẩm khác nhằm mục đích ngăn chặn sàm sỡ phụ nữ và kêu gọi sự chú ý đến vấn đề quấy rối.

Ví dụ, sản phẩm Dress For Honor có thể đo số lần người mặc bị sàm sỡ và chuyển thông tin đó bằng Wi-Fi sang một thiết bị điều khiển trong thời gian thực.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement