Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhập siêu lớn từ Hàn Quốc có đáng lo?

Thị trường 24h

16/10/2017 11:06

Với hơn 6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam trong 9 tháng năm 2017, Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Cùng với đầu tư lớn, Hàn Quốc đã nhanh chóng vượt Trung Quốc trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Điều này liệu có bất thường và đáng lo?

Hàn Quốc dẫn đầu về số lượng vốn FDI vào Việt Nam. Ảnh: Chiến Thắng

Trong một báo cáo kinh tế vừa công bố, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chỉ ra, 9 tháng năm 2017, Hàn Quốc tiếp tục củng cố vị trí là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân chính được ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR chỉ ra là do Hàn Quốc dẫn đầu về số lượng vốn FDI vào Việt Nam và các doanh nghiệp này chủ yếu nhập khẩu tư liệu sản xuất từ chính quốc. Cụ thể, trong 9 tháng, nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 33,9 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trước đó, kết thúc 6 tháng đầu năm 2017, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc lên tới 16 tỷ USD. Mức thâm hụt thương mại này đã giúp Hàn Quốc soán ngôi Trung Quốc (13 tỷ USD), trở thành nước mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất.

Thực tế, những cảnh báo về việc Việt Nam nhập siêu lớn từ Hàn Quốc đã có từ lâu, khi các “đại gia” Hàn Quốc bắt đầu dồn lực đầu tư vào Việt Nam. Năm 2010, nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc là 6,67 tỷ USD. Con số này tăng lên 14,09 tỷ USD 3 năm sau đó và nhanh chóng lên mức 20,6 tỷ USD khi kết thúc năm 2016.

Lý giải việc Hàn Quốc giữ ngôi đầu bảng trong thâm hụt thương mại với Việt Nam, đại diện Bộ Công Thương nhìn nhận, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc tại Việt Nam đã tận dụng lợi thế được hưởng thuế suất ưu đãi 0% từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực từ đầu năm để tăng cường nhập hàng từ Hàn Quốc.

Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian tới sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc vào Việt Nam và nhập siêu từ thị trường này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng.

Nhập siêu từ Hàn Quốc lớn, nhưng theo ông Nguyễn Đức Thành, vì Hàn Quốc là nước có trình độ công nghệ cao hơn, nên việc nhập siêu từ quốc gia này có thể mở ra cơ hội để Việt Nam tiếp nhận các tiến bộ khoa học công nghệ qua quá trình điều chỉnh và áp dụng các sản phẩm nhập khẩu.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh, nhập siêu lớn từ Hàn Quốc là con số đáng lưu ý, tuy nhiên không nên vội vàng nghĩ tới việc áp rào cản thương mại, hàng rào kỹ thuật. Bởi Hàn Quốc là nước phát triển, chất lượng hàng hóa tốt, nếu dùng rào cản kỹ thuật phi lý sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại không những với Hàn Quốc, mà cả với các nước.

Từ góc nhìn cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu song phương có tính bổ sung cho nhau khá rõ nét, cơ bản không cạnh tranh trực tiếp, ông Lê An Hải thuộc Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương nhấn mạnh quan điểm, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng triệt để lợi thế từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hàn Quốc, trong đó lưu ý vấn đề phát triển thương hiệu hàng Việt.

TRUNG HIẾU (Đấu Thầu)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement