20/08/2019 12:01
Nhập khẩu sò điệp của Mỹ tiếp tục giảm
Khai thác sò điệp của Mỹ từ Đại Tây Dương năm 2019 bắt đầu muộn hơn dự kiến, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục xu hướng giảm nhập khẩu mặt hàng này.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2014, Mỹ nhập khẩu 27,5 triệu kg (60,7 triệu pao) sò điệp, trị giá 394,4 triệu USD tuy nhiên nhập khẩu mặt hàng này vào Mỹ năm 2018 giảm xuống 21 triệu kg (46,5 triệu pao), trị giá 243,6 triệu USD, giảm 24% về khối lượng và 38% về giá trị.
Theo NOAA, 5 tháng đầu năm nay, Mỹ nhập khẩu 6,3 triệu kg sò điệp, trị giá 80,8 triệu USD. Nhập khẩu sò điệp của Mỹ giảm một phần là do sản lượng khai thác sò điệp của Mỹ tăng. Năm 2014, Mỹ cập cảng 34 triệu pao sò điệp. Năm 2018, sản lượng tăng lên 56,8 triệu pao và năm nay dự kiến sản lượng đạt 62,5 triệu pao.
Sản lượng khai thác sò điệp của Mỹ cao là nhờ nguồn lợi sò sinh sản tốt và các biện pháp quản lý nguồn lợi hiệu quả.
Mỹ: Nhập khẩu sò điệp tiếp tục giảmshutterstock_686987458-720x390 |
Nhập khẩu sò điệp của Mỹ giảm còn do Mỹ giảm nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc do thuế nhập khẩu tăng lên 25%. Mỹ nhập khẩu 1,8 triệu kg sò điệp từ Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay, trị giá 8,5 triệu USD (4,8 USD/kg), giảm 51% về khối lượng và 66% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa sò điệp Trung Quốc tăng, cũng khiến xuất khẩu sò điệp từ Trung Quốc sang Mỹ giảm. Nhật Bản cũng tăng cường mua các sản phẩm sò điệp khô từ Trung Quốc. Trước khi xảy ra xung đột thương mại Mỹ-Trung, Mỹ nhập khẩu sò điệp chủ yếu từ Trung Quốc (với 11 triệu pao năm 2016).
Năm 2018, Nhật Bản là nguồn cung sò điệp lớn thứ 5 cho Mỹ, chiếm 1,7 triệu kg, trị giá 40,5 triệu USD, giảm 71% so với về giá trị so với 5 năm trước đó. Sản lượng khai thác sò điệp của Nhật năm nay dự kiến tăng trở lại các mức bình thường trước đó.
5 tháng đầu năm nay, khối lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Nhật vào Mỹ tăng so với cùng kỳ năm 2018.
Nhập khẩu sò điệp của Mỹ từ Canada, Peru cũng tăng trong 5 tháng đầu năm nay
Advertisement
Advertisement