Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Úc phải có chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ

Cơ hội giao thương

23/08/2019 16:19

Thương vụ Việt Nam tại Úc thông báo, Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc đã chính thức công bố các điều kiện nhập khẩu quả nhãn tươi từ Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Úc cùng với Trưởng cơ quan Thương vụ đã làm việc với Bộ Nông nghiệp Úc nhằm trao đổi các vấn đề liên quan đến việc xuất khẩu quả nhãn từ Việt Nam.

Các điều kiện sau đây được áp dụng đối với nhập khẩu nhãn tươi từ Việt Nam cho người tiêu dùng. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ đánh giá tính phù hợp của việc nhập khẩu so với các điều kiện nhập khẩu.

Các điều kiện sau đây được áp dụng đối với nhập khẩu nhãn tươi từ Việt Nam cho người tiêu dùng. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ đánh giá tính phù hợp của việc nhập khẩu so với các điều kiện nhập khẩu.

Trước khi nhập khẩu vào Úc, doanh nghiệp nhập khẩu cần đăng ký giấy phép hợp lệ do Bộ Nông nghiệp Úc cấp. Đăng kí tại đường link: (https://bicon.agriculture.gov.au/BiconWeb4.0/UserServices/LogOn?returnUrl=~/Applications/Products/Index/1077492?isFromExistApplication=False)

Giấy phép nhập khẩu được cấp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhập khẩu. Nếu nhà nhập khẩu nhận biết được các thông tin cung cấp cho nhân viên phụ trách an toàn sinh học là không chính xác hoặc còn thiếu, nhà nhập khẩu đó hoặc đại lý của họ phải thực hiện sớm nhất có thể việc: Thông báo cho Giám đốc cơ quan an toàn sinh học, cung cấp các thông tin bổ sung hoặc chính xác cho Giám đốc cơ quan an toàn sinh học.

Quả nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Úc phải có nguồn gốc, xuất xứ.
Quả nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Úc phải có nguồn gốc, xuất xứ.

Các yêu cầu trước khi xuất khẩu hàng hóa: Quả nhãn phải có nguồn gốc, sản xuất và xuất khẩu theo hệ thống quy trình vận hành cần thiết để duy trì và xác minh tình trạng kiểm dịch thực vật, và quả nhãn phải trải qua các biện pháp quản lý rủi ro bắt buộc.

Để chứng minh cho sự phù hợp với các yêu cầu này, trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật phải ghi rõ thông tin “trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu nhãn tươi vào Úc và phù hợp với Chương trình ‘Xuất khẩu trái câu tươi của Việt Nam vào Úc", thứ hai là quả nhãn được chiếu xạ với liều lượng tối thiểu là 400 Gy. Cùng với thông tin: tên cơ sở xử lý và số đăng ký, số thùng trong lô hàng.

Đối với vận chuyển bằng đường biển, số container và số niêm phong phải được xác nhận và ghi trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc trên chứng từ thương mại (ví dụ trên vận đơn). Nếu được xác nhận trên vận đơn thì số chứng nhận kiểm dịch thực vật cũng phải được ghi rõ.

Các thông tin sau đây phải thể hiện trên giấy chứng nhận xử lý bằng phương pháp chiếu xạ: Liều lượng chiếu xạ tối thiểu và tối đa (Dmin và Dmax) thực tế trong việc xử lý quả nhãn. Lưu ý, liều lượng hấp thụ tối đa cho quả nhãn không được vượt quá 1 kGy theo quy định của Bộ luật tiêu chuẩn thực phẩm Úc và New Zealand (FSC).

Quả nhãn xuất khẩu không được lẫn các chất ô nhiễm (ví dụ, các mảnh từ thân và lá, đất, hạt, hoặc các vật liệu ngoại lai khác).

Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được ít nhất một trong các phương pháp đóng gói an toàn.

Nhãn tươi đóng gói phải được dán nhãn với các thông tin xác minh đầy đủ nhằm mục đích truy xuất nguồn gốc bao gồm: Sản phẩm của Việt Nam cho thị trường Úc, loại trái cây, mã số cơ sở đóng gói (PHC), mã số cơ sở xử lý (TFC), số định dạng xử lý (TIN)

Công đoạn đóng gói và vận chuyển không để ô nhiễm bởi kiểm dịch côn trùng hoặc các điều kiện liên quan.

Theo đó tất cả các vật liệu bằng gỗ liên quan đến lô hàng được sử dụng để đóng gói và vận chuyển các sản phẩm tươi phải tuân thủ chính sách về các yêu cầu thông tin phi hàng hóa.

Bao bì phải được làm từ vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu chế biến cao nếu có nguồn gốc thực vật. Bao bì không được làm bằng nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến chẳng hạn như rơm.

Đối với vận chuyển bằng đường biển, các container phải được kiểm tra bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam trước khi xếp hàng để đảm bảo không có côn trùng và các lỗ thông hơi phải được phủ kín không cho côn trùng xâm nhập.

Các giấy chứng nhận và chứng từ kèm theo phải cung cấp cho Bộ Nông nghiệp Úc để đánh giá.

Các lô hàng phải được kiểm tra khi cập cảng để xác minh việc tuân thủ các điều kiện nhập khẩu trước khi thông quan.

Các lô hàng trong quá trình kiểm soát an toàn sinh học không được phép chuyển tiếp bằng đường bộ khi không được Bộ Nông nghiệp Úc đồng ý. Vận chuyển các lô hàng bằng đường không hoặc đường biển để kiểm tra tại cảng đến được cho phép.

Theo Luật phí An toàn Sinh học (Tổng quan) năm 2016 và Chương 9, phần 2 của Luật An toàn Sinh học 2016, tất cả các phí dịch vụ được trả cho Bộ Nông nghiệp Úc. Danh sách tất cả các lệ phí kiểm dịch và xuất khẩu có sẵn trên trang web của Bộ Nông nghiệp tại địa chỉ http://www.agriculture.gov.au/fees/charging-guidelines

Một khi các yêu cầu an toàn sinh học đã được đáp ứng, các nhà nhập khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các thực phẩm nhập khẩu tuân thủ Đạo luật Kiểm soát nhập khẩu thực phẩm năm 1992 bao gồm cả Luật Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand. Các lô hàng thực phẩm có thể được đưa ra để kiểm tra và phân tích theo quy định tại Chương trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement