13/11/2019 09:59
Nhân dân tệ giảm, chờ tin tức thỏa thuận Mỹ-Trung
Tỷ giá nhân dân tệ hôm nay 13/11 chứng kiến mức giảm nhẹ, khi hai bên Mỹ và Trung Quốc đang có những cuộc họp để ký thoả thuận Mỹ-Trung.
Tỷ giá nhân dân tệ hôm nay 13/11 biến động nhẹ so với cuối phiên hôm trước, phổ biến ở mức 3.375 đồng (mua) và 3.644 đồng (bán) tại đa số các ngân hàng thương mại.Tỷ giá CNY 13/11 trênthị trườngthế giới đứng ở mức 1 EUR đổi 7,7339 CNY; 7,0245 CNY đổi 1 USD và 9,0259 CNY đổi 1 GBP.
Ngân hàng | Mua | Mua chuyển khoản | Bán | Bán chuyển khoản |
BIDV | - | 3.269 | 3.353 | - |
Eximbank | - | 3.275 | 3.353 | - |
MSB | 3.223 | - | 3.384 | - |
MBBank | - | 3.263 | 3.379 | - |
Sacombank | - | 3.234 | - | 3.405 |
SHB | - | 3.282 | 3.347 | - |
Techcombank | - | 3.251 | 3.382 | - |
TPBank | 3.305 | 3.282 | 3.443 | - |
VietinBank | - | 3.281 | 3.341 | - |
Trung Quốc đã trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế thế giới khi các quốc gia phát triển đang chịu thiệt hại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phát triển với tốc độ chậm nhất kể từ đầu những năm 1990.
Nền kinh tế lớn nhất châu Á tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1992. Tổng sản phẩm quốc nội chỉ tăng trưởng ở mức 6% trong Quý III/2019 đã phản ánh sự suy yếu nhanh chóng nhu cầu từ nước ngoài khi cuộc chiến thương mại gây thiệt hại cho ngành sản xuấttrong nước.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, có nhiều yếu tố cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể đang gặp nhiều rắc rối hơn những gì mà chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận.
Đầu tiên, và không thể phủ nhận là các dấu hiệu cảnh báo đang nhấp nháy đỏ trên lợi nhuận của công ty. Dữ liệu của Bắc Kinh công bố về GDP, tỷ lệ lạm phát hay chỉ số sản xuất công nghiệp có thể tạo sự nghi ngờ, nhưng sự suy thoái của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là không thể nhầm lẫn.
Tỷ giá nhân dân tệ ngày 13/11: Giảm nhdo căng thẳng Mỹ-Trung leo thang. |
Theo số liệu của Nikkei, lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2019 trong một loạt các ngành công nghiệp quan trọng như ngành sản xuất xe hơi, sản xuất hàng hóa, ngành bán lẻ truyền thống hay ngành phát triển bất động sản đều chìm trong sắc đỏ - thể hiện sự tuột dốc khó kiểm soát của kinh tế Trung Quốc.
Tất cả các lĩnh vực kể trên đều làvấn đề màbất kỳ chính phủ nào cũng có các chính sách đặc biệt để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng ởTrung Quốc lại bị kẹt giữa cuộc chiến thương mại.
Kể cả chính sách của ông Tập Cận Bình đối với việc cắt giảm công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng, đóng tàu, sản xuất ô tô nhằm khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang các khu vực giá trị gia tăng cao hơn.
Theo số liệu của Nikkei, báo cáo lợi nhuận ròng của 161 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô, có niêm yết trên sàn chứng khoán đã liên tục giảm trong 9 tháng đầu năm nay. Nhìn rộng hơn, công ty nghiên cứu Shanghai DZH cho biết, tổng lợi nhuận ròng của hơn 3.600 doanh nghiệp đã giảm 2,2% trong giai đoạn đó.
Advertisement
Advertisement