Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà ở xã hội vẫn dài cổ chờ tiền dù Nghị định 100 đã ban hành được hơn 2 năm

Dù đã có chủ trương nhưng kể từ khi kết thúc gói 30.000 tỉ đồng đến nay cả người dân và chủ đầu tư vẫn dài cổ chờ tiền.

Chỉ đúng một nửa

Thị trường bất động sản TP.HCM hiện nay không thiếu dự án nhà ở xã hội. Để mua được nhà tại những dự án này, điều kiện hồ sơ phải giống như gói 30.000 tỉ đồng nhưng khách hàng lại không được vay tiền với lãi suất ưu đãi là 5%/năm.

Green River nằm trên đường Phạm Thế Hiển, quận 8 là dự án nhà ở xã hội có quy mô lớn nhất, đang được xây dựng tại TP.HCM. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH 276 Ngọc Long. Dự án có 2 tầng hầm, 3 bBlock căn hộ cao 20 tầng và 4 tầng thương mại với 1.554 căn hộ. Quy mô dân số là 4.238 người.

Theo nhân viên bán hàng của dự án, Green River có diện tích đa dạng. Loại hai phòng ngủ có diện tích từ 63, 68, 74m2 tới căn 3 phòng ngủ có diện tích 78, 80, 85m2. Giá bán trung bình của dự án này 16tr/m2, tương đương 980 triệu đồng một căn 2 phòng ngủ có diện tích 65m2. Mức giá này đã bao gồm VAT và hoàn thiện nội thất.

Dự án Green River mới làm xong nhà mẫu.
Dự án Green River mới làm xong nhà mẫu.

Đối tượng được mua nhà tại dự án này là người có công với Cách mạng. Cán bộ công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng Vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công nhân, người lao động thuộc các thành phần kinh tế làm việc trong khu công nghiệp. Người có thu nhập thấp và người thuộc diện hộ nghèo tại khu vực đô thị. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư chưa được bố trí đất, nhà ở tái định cư…

Muốn mua nhà, khách hàng phải làm hồ sơ gồm chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đăng ký mua nhà ở xã hội, xác nhận về đối tượng, thực trạng nhà ở và điều kiện, mẫu tự khai về điều kiện thu nhập…

Nếu người mua nhà không có hộ khẩu tại TP.HCM thì phải bổ sung thêm giấy xác nhận tạm trú trên một năm, hợp đồng lao động trên một năm, giấy xác nhận đóng bảo hiểm xã hội trên một năm. Hồ sơ này sẽ được chủ đầu tư dự án thẩm định trước khi gửi lên Sở Xây dựng TP.HCM duyệt.

“Cái khác nhau giữa nhà ở xã hội hiện nay với lúc có gói vay 30.000 tỉ chỉ là anh được mua nhà với giá rẻ hơn. Dọc con đường Phạm Thế Hiến và ở khu vực quận 8, anh không thể kiếm được dự án nào có giá dưới 1 tỉ đồng mà rộng tới 65m2 đâu. Còn việc vay tiền với lãi suất rẻ như gói 30.000 tỉ là không có. Tụi em cũng mong có gói vay mới để đẩy nhanh tốc độ bán hàng”, nhân viên sales tên Hương nói.

Tương tự, Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC) cũng đang có 2 dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM. Dự án thứ nhất là HQC An Phú Tây nằm trên đường An Phú Tây, huyện Bình Chánh.

Dự án này rộng 7.772m2 với 2 block chung cư có 255 căn hộ. Trong đó có 236 căn nhà ở xã hội, còn lại là nhà ở thương mại. Ngoài ra, HQC An Phú Tây còn có 3 khu nhà phố liên kế. Đối tượng và điều kiện mua nhà ở tại dự án này giống như dự án Green River. Hiện tại, HQC An Phú Tây đang nhận đặt chỗ.

Dự án nhà ở xã hội thứ hai của HQC là HQC Bình Trưng Đông ở số 63, Khu dân cư Bình Trưng Đông, đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2. Dự án có 1 tầng hầm và 15 tầng nổi với 260 căn hộ. Trong đó, 80% căn hộ nhà ở xã hội và 20% căn hộ thương mại.

Dự án Imperial Place đang trong quá trình thi công phần móng.
Dự án Imperial Place đang trong quá trình thi công phần móng.

Giá bán nhà ở xã hội HQC Bình Trưng Đông từ 18-22 triệu đồng/m2 và 26 triệu đồng/m2 đối với căn hộ thương mại. Khách hàng mua căn hộ HQC Bình Trưng Đông trả tiền tiền theo tiến độ xây dựng, được chia làm 10 đợt. Người mua nhà có nhu cầu vay vốn được BIDV hỗ trợ tối đa 70% giá trị căn hộ theo lãi suất thương mại.

Nằm ở số 631, Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TP.HCM nhưng dự án Imperial Place cũng là nhà ở xã hội. Dự án này có 3 block cao 20 tầng với hơn 1.100 căn hộ. Tổng diện tích xây dựng hơn 18.000m2. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Tổ chức Nhà Quốc Gia.

Hiện tại, dự án đã làm xong nhà mẫu nhưng do chưa đóng tiền sử dụng đất, chưa có quy hoạch 1/500 và giấy phép xây dựng nên Imperial Place mới chỉ nhận đặt chỗ.

Ngoài ra, TP.HCM còn có 1.654 căn nhà ở xã hội ở nhiều dự án khác. Cụ thể, chung cư cho người thu nhập thấp thuộc Khu dân cư Hạnh Phúc ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh cao 22 tầng với 672 căn hộ.

Tổ hợp nhà ở xã hội tại phường 15, quận Tân Bình cao 12 tầng với 168 căn hộ. Dự án 35, Hồ Học Lãm quận Bình Tân cao 15 tầng với 718 căn hộ. Dự án khu nhà ở gia đình cán bộ lực lượng vũ trang Quân khu 7 ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12 cao 15 tầng với 96 căn hộ.

Dài cổ chờ… vốn

Vào ngày 20/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó các đối tượng được vay tiền để thuê, mua nhà ở xã hội gồm người có công với Cách mạng, người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp… Tuy nhiên, hơn 2 năm đã trôi qua nhưng chưa có tiền để triển khai Nghị định 100.

Sau Nghị định 100, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn về cho vay. Đồng thời chỉ định bốn ngân hàng thương mại tham gia thực hiện chương trình, quyết định về lãi suất cho vay.

Dự án HQC An Phú Tây chỉ mới dựng tấm bảng để đó chứ chưa thi công bất cứ hạng mục nào.
Dự án HQC An Phú Tây chỉ mới dựng tấm bảng để đó chứ chưa thi công bất cứ hạng mục nào.

Đến cuối tháng 8, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1291/QĐ-TTg về việc giao vốn đợt hai, kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020. Theo đó, trong giai đoạn này chỉ có Ngân hàng Chính sách xã hội được bố trí vốn cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100.

Để kịp thời triển khai cho vay tiền mua nhà ở xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã có văn bản số 4356/NHCS-KHNV vào ngày 6/10 đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư ứng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018 để cấp vốn cho vay nhà ở xã hội là 500 tỉ đồng để giải ngân ngay trong năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa được bố trí được tiền.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, đối với nhà ở xã hội vẫn còn một nghịch lí. Đó là mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần ký quyết định áp dụng lãi suất cho vay nhà ở xã hội là 4,8%/năm nhưng cho đến nay vẫn chưa bố trí được nguồn tái cấp vốn từ ngân sách Nhà nước cho Ngân hàng Chính sách Xã hội.

“Hiện tại, chưa có người nào được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội kể từ khi gói 30.000 tỉ đồng kết thúc. Chỉ riêng có Ngân hàng Chính sách xã hội vừa mới nhận được một nguồn vốn ngân sách 2.000 tỉ đồng. Trong đó, có quy định dành một phần cho vay ưu đãi nhà ở xã hội nhưng cũng chưa triển khai”, ông Châu nói.

Theo HoREA, việc thiếu vốn để triển khai Nghị định 100 là chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn của các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội và làm cho nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thêm khó khăn.

“Chúng tôi đã đề nghị TP.HCM chỉ đạo sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất 20% diện tích đất kinh doanh của dự án nhà ở thương mại có thể được quy đổi thành tiền để phát triển nhà ở xã hội theo quy hoạch nhưng lại thiếu vốn cho vay mua nhà. Đó là nghịch lí”, ông Châu nói.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement