Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà ở vừa túi tiền chiếm thế thượng phong trong nửa đầu năm 2017

Phân khúc nhà ở vừa túi tiền chiếm 68,7% tổng số căn hộ bán ra thị trường trong sáu tháng đầu năm. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các doanh nghiệp đã có sự tái cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng căn hộ quy mô vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu ở thực.

Ngày 24/6, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã công bố Báo cáo tình hình thị trường bất động sản sáu tháng đầu năm 2017. Theo đó, từ đầu năm đến nay TP.HCM đã phát triển được 4,92 triệu m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích nhà ở thành phố lên 157 triệu m2, bình quân đạt 18,47 m2/người.

TP.HCM cũng đã ủy quyền, phân cấp cho UBND các quận kiểm định chung cư cũ trên địa bàn, lựa chọn nhà đầu tư và đang khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn về quy hoạch, thiết kế để thực hiện mục tiêu nâng cấp, xây dựng lại tối thiểu 50% trong tổng số 474 chung cư cũ từ nay đến năm 2020.

Các doanh nghiệp tích cực đăng ký tham gia các dự án xây dựng lại chung cư cũ và chỉnh trang, di dời tái định cư các hộ dân đang sống trên và ven các kênh rạch, trọng điểm là khu vực nam Kênh Đôi quận 8, rạch Xuyên Tâm quận Bình Thạnh, kênh Tham Lương-Bến Cát-Vàm Nước Lên.

Thị trường bất động sản TP.HCM đang chững lại nhưng nhà ở vừa túi tiền vẫn có tính thanh khoản tốt

Cuối năm 2016, TP.HCM có 13.220 doanh nghiệp bất động sản. Trong sáu tháng đầu năm, đã có 18.000 doanh nghiệp được thành lập nhưng có đến khoảng hơn 1/3 doanh nghiệp bất động sản, phần lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bất động sản.

Thị trường nhà ở thương mại của TP.HCM trong sáu tháng đầu năm đã có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn với tổng số 16.506 sản phẩm. Trong đó, phân khúc cao cấp có 5.164 căn chiếm tỷ lệ 31,3%, phân khúc trung cấp có 5.136 căn chiếm tỷ lệ 31,1%, phân khúc bình dân có 6.206 căn chiếm tỷ lệ 37,6%.

“Như vậy, tỷ lệ căn hộ có giá vừa túi tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các doanh nghiệp đã có sự tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ theo hướng tăng sản phẩm căn hộ quy mô vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì số lượng nhà ở chào bán giảm so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, phân khúc nhà ở bình dân chào bán tăng 1,9 lần, phân khúc cao cấp tăng 1,8 lần nhưng phân khúc trung cấp giảm đến 42,1%. Có những chủ đầu tư lớn chuyên phát triển dự án nhà ở trung cấp không có sản phẩm bán trong sáu tháng đầu năm nay.

HoREA cho rằng, thị trường bất động sản vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như đã có tình trạng lệch pha cung cầu ở phân khúc bất động sản cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng. Thị trường bất động sản vẫn chưa phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững do đang còn vướng năm điểm nghẽn: Tiền sử dụng đất đang là gánh nặng của doanh nghiệp, khó giải phóng mặt bằng dẫn đến tình trạng nhiều dự án bồi thường dở dang nên chôn vốn của doanh nghiệp trong thời gian dài, thủ tục rườm rà trong việc chuyển nhượng dự án, chính sách tín dụng chưa phù hợp và chưa tạo được nguồn vốn dài hạn cho thị trường bất động sản, thủ tục hành chính nhiêu khê và ẩn chứa tiêu cực.

HoREA dự báo, thị trường bất động sản sáu tháng cuối năm vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng nhưng sẽ tiếp tục xu thế chững lại so với năm 2016. Giai đoạn 2017-2020 sẽ có sự điều chỉnh lớn để giải quyết tình trạng lệch pha cung cầu hiện nay, giúp cho thị trường trở lại hướng phát triển lành mạnh hơn.

Sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc thị trường bất động sản có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp. Đặc biệt, xu thế hợp tác giữa các doanh nghiệp sẽ là tất yếu.

Hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án sẽ phát triển mạnh hơn trước đây, nhất là sau ngày 15/8 khi Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu có hiệu lực thi hành.

“Quy mô thị trường bất động sản Sài Gòn đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong vùng đô thị TP.HCM, nhất là tại các huyện giáp ranh. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi rất cơ bản, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thể hiện đầy đủ trách nhiệm với xã hội và khách hàng”, ông Châu nói.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement