Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà nước thoái vốn tại 42 doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm

Chứng khoán

25/07/2018 13:57

Theo Cổng thông tin Chính phủ, 6 tháng đầu năm, các bộ, địa phương đã thoái vốn nhà nước tại 42 doanh nghiệp với giá trị sổ sách 1.813 tỷ đồng, thu về 5.598 tỷ đồng (gấp 3,08 lần giá trị sổ sách). Trong đó có 10 doanh nghiệp thuộc danh sách thoái vốn theo Quyết định 1232/QĐ-TTg.

Như vậy, tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 28.055,29 tỷ đồng. Lũy kế đến nay, tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng (năm 2016 là 30.000 tỷ đồng; năm 2017 là 140.000 tỷ đồng). Tính từ năm 2016 tới nay, số thu từ cổ phần hóa gấp 2,5 lần tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2011 - 2015 (khoảng 78.000 tỷ).

 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2018 sáng 25/7. (Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp)
 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm 2018 sáng 25/7. (Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp)

Về sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp, các bộ, địa phương sắp xếp lại 160/249 đơn vị, gồm 78 đơn vị có 100% vốn điều lệ của Nhà nước, 42 doanh nghiệp hoàn thành phương án cổ phần hóa và chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên 12 doanh nghiệp, đã phê duyệt phương án và thực hiện giải thể được 23 doanh nghiệp, chuyển thành Ban Quản lý rừng 5 doanh nghiệp.

Về cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, tính từ trước đến nay, cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa của 32 đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với việc xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi (Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Dự án nhà máy thép Việt Trung), 4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định (Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Công ty DQS). Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay đã có 1 dự án vận hành sản xuất trở lại được một phần của Nhà máy (Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ).

Đối với 3 dự án trước đây đầu tư xây dựng dở dang, ngoài Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng tồn kho, thì 2 dự án còn lại đều đang tích cực thực hiện các biện pháp để tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng (Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên).

Ban chỉ đạo cho rằng những thành quả ban đầu sẽ góp phần để Bộ Công Thương cơ bản hoàn thành việc xử lý 12 dự án vào năm 2020.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cũng cho biết số doanh nghiệp thành lập mới cả nước trong 6 tháng đầu năm 2018 là 64.531 doanh nghiệp, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 648,967 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, tổng số doanh nghiệp giải thể, phá sản trên phạm vi cả nước trong 6 tháng đầu năm 2018 là 6.629 doanh nghiệp, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký hoặc chờ giải thể trên phạm vi cả nước là 34.819 doanh nghiệp, tăng 48% so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn trên phạm vi cả nước là 17.984 doanh nghiệp, tăng 25,1%.

P.V
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement