Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà máy đường Trà Vinh hoạt động trở lại, người dân vẫn khó bán được mía và bị ép giá

Thị trường 24h

24/01/2018 16:38

Dù Nhà máy mía đường Trà Vinh đã đi vào hoạt động nhưng nông dân vẫn chưa trút bỏ được nỗi lo trắng tay.

Mía khô cả trên đồng dưới ghe

Trong những bài trước, chúng tôi đã thông tin gần 3 tháng nay cả vùng mía nguyên liệu của tỉnh Trà vinh hơn 5.500ha, riêng trên địa bàn huyện Trà Cú chiếm hơn 4.320ha không có nơi bán, hàng ngàn hecta mía trổ cờ trắng, chết khô ngoài đồng. Nguyên nhân là do nhà máy của Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh phải cải tạo, nâng cấp công suất nên chưa đi vào hoạt động.

Đến ngày 18/1, ông Trần Ngọc Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh cho biết, 2 ngày qua, đơn vị đã tiến hành thu mua mía của nông dân và ngày mai 19/1, nhà máy mía đường Trà Vinh chính thức đi vào sản xuất. Giá mía được Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh thông báo thu mua 900 đồng/kg.

Thế nhưng trên thực thế, dù Nhà máy mía đường Trà Vinh đã đi vào sản xuất được 5 ngày nhưng nông dân vẫn rất khó bán được mía. Tại đoạn sông xã Lưu Nghiệp Anh dài hơn 3km là nơi tập kết ghe mía nguyên liệu để chờ cân bán cho nhà máy đã chật kín.

Dù Nhà máy Mía đường Trà Vinh đã hoạt động lại gần 1 tuần nay nhưng nông dân vẫn rất khó bán mía.
Dù Nhà máy Mía đường Trà Vinh đã hoạt động lại gần 1 tuần nay nhưng nông dân vẫn rất khó bán mía.

Trái với mọi năm thường là cảnh nông dân nói cười để chờ ghe của mình vào bán mía thì nay hàng trăm ghe mía phơi mình dưới nắng, nông dân lòng nặng trĩu vì mía cứ khô dần qua từng ngày.

Ông Phạm Văn Ngay, ở xã Lưu Nghiệp Anh ngồi thu mình trên ghe mía nói với giọng buồn thiu, nghe nhà máy chạy trở lại, cho đăng tài cân mía nên đốn liền 0,6ha mía đã trễ thời gian thu hoạch đến 3 tháng đem đi bán. Nhưng đã chờ 9 ngày rồi vẫn chưa đến lượt cân mía. Mía hết chờ trên đồng rồi đến chờ dưới ghe khiến từ 100 tấn còn lại chưa được 60 tấn. 

Cũng như ông Ngay, ông Trần Văn Phương cho biết, 5 ngày nhà máy hoạt động nhưng chỉ mới có 58 người được cân bán. Tiến độ cân mía cho nông dân chậm hơn mọi năm, trong khi nhà máy nói rằng nâng công suất lên gần gấp đôi so với năm trước. Ghe mía ông xếp hàng, nhanh nhất phải 4 ngày nữa mới đến lượt. Chưa bao giờ người dân trồng mía gặp cảnh khổ như năm nay. 

Không chỉ dưới sông mà ngay cả trên đồng mía cây cũng nằm phơi nắng đầy ruộng vì không có phương tiện để chở đến nhà máy. Dọc theo cánh đồng mía ở các ấp Lưu Cừ I, Lưu Cừ 2, Soài Lơ… của xã Lưu Nghiệp Anh hàng trăm hécta mía cây đã được đốn nằm khô trắng. Nhiều ruộng mía, nông dân nản lòng không bó mía cây để sẵn sàng đưa về nhà máy. 

Bẻ đôi cây mía khô trên ruộng mía 0,3ha, chị Nguyễn Thị Kim Linh, ở ấp Soài Lơ cho biết, nghe nhà máy hoạt động, ai cũng tranh thủ đốn mía. Những người có nhân công đốn mía, thuê được ghe thì đem đi trước, còn những người không có điều kiện như tôi thì đành chịu bỏ mía khô trên đồng.

“Mía của gia đình đã đốn đến nay là 7 ngày, bây giờ có chở được đến nhà máy thì cũng phải chờ tiếp vì còn hơn 200 ghe mía đến trước vẫn chưa cân bán được. Mùa mía này xem như trắng tay, năm sau chỉ còn cách bỏ ruộng mía đi làm thuê kiếm sống”, chị Linh nói.

Cả vùng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Trà Cú đến nay đều trễ hạn thu hoạch ít nhất 3 tháng. Mía đều bị khô, giảm năng suất và chất lượng. Ước tính đến nay, nông dân đã thu hoạch hơn 70% diện tích với hơn 3 triệu tấn mía cây.

Trong số này có khoảng 10% nằm trên đồng. Với tình hình thu mía của nhà máy như 5 ngày qua, chưa được 10.000 tấn mía, chưa biết đến bao lâu mới giải quyết hết hơn 4 triệu tấn mía nguyên liệu? 

Thiệt đơn thiệt kép 

Mía bán đã khó, người trồng mía còn thất thu vì việc đánh giá chữ đường, tạp chất cây mía của nhà máy khác thường so với mọi năm. 

Ông Nguyễn Văn Tiếp, ổ ấp Chợ, xã Lưu Nghiệp Anh vừa cân xong hơn 27 tấn mía cho biết, mía của ông được đánh giá đạt 11,4 chữ đường nhưng tạp chất được đánh giá trừ đi đến 2,7%. Như vậy, cứ 100 tấn mía, ông bị trừ đi 2,7 tấn mía. Đây là điều từ trước đến nay chưa hề có.

Mía ở Trà Vinh chết trắng đồng vì tiến độ thu mua của nhà máy rất chậm.
Mía ở Trà Vinh chết trắng đồng vì tiến độ thu mua của nhà máy rất chậm.

Tương tự, ông Thạch Anh ở ấp Chợ, xã Lưu Nghiệp Anh mới bán xong hơn 39 tấn mía, đạt 10,1 chữ đường nhưng bị trừ tạp chất 2,5%. Ông Thạch Anh bức xúc, hơn 20 năm trồng mía ông đã bán mía cho nhiều nhà máy mía đường nhưng chưa bao giờ cây mía được trồng trên ruộng gia đình tạp chất bị đánh giá đến 1%. Ông bày tỏ không biết nhà máy mía đường căn cứ vào đâu để đánh giá tỉ lệ tạp chất. 

Không chỉ đánh giá về tạp chất, năm nay Nhà máy mía đường Trà Vinh lại có thêm qui định mới chưa có tiền lệ là thu mua theo chữ đường mía với phương cách tính tăng 10, giảm 9 không như trước đây là tăng 10, giảm 7.

Tức là nếu mía tăng trên 10 chữ đường nông dân được mua tăng thêm 100 đồng/kg, ngược lại nếu mía giảm dưới 10 chữ đường thì bị mua giảm 70 đồng/kg. Nhưng năm nay, nếu mía giảm chữ đường thì nông dân bị mua giảm đến 90 đồng/kg. 

Theo người dân trồng mía và trong giới kinh doanh ngành mía đường, việc đánh giá trừ tạp chất là đương nhiên, nhưng thường tỉ lệ tạp chất cao chỉ đối với mía bị sâu bệnh, mía non, chữ đường thấp. Còn mía đạt từ 10 chữ đường trở lên thì trước nay chưa bao giờ vượt qua mức tỉ lệ trừ 1%. 

Theo quy hoạch của tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tỉnh sẽ xây dựng vùng mía nguyên liệu 8.000ha. Trong đó, vùng tập trung huyện Trà Cú khoảng hơn 7.000ha. Với tình cảnh trồng mía bấp bênh về giá cả, khó khăn như hiện nay, liệu vùng mía nguyên liệu lớn nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tồn tại?

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement