Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà máy đóng tàu Dung Quất sẽ phá sản nếu không ai mua

Chứng khoán

30/08/2017 10:48

Trong báo cáo định kỳ về tình hình xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ gửi Bộ Công Thương mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề xuất bán Nhà máy đóng tàu Dung Quất, nếu không được thì sẽ cho phá sản.

Năm 2010, PVN đã nhận bàn giao Nhà máy đóng tàu Dung Quất từ Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin) với khoản nợ phải trả lên đến gần 7.500 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn điều lệ của nhà máy (trên 3.750 tỷ).

PVN đã chi gần 5.100 tỷ đồng để thanh toán nợ và tăng vốn điều lệ, song nhà máy này vẫn trong tình trạng mất cân đối tài chính, thua lỗ từ đó đến nay.

Sau đó, PVN đã chi gần 5.100 tỷ đồng để thanh toán nợ và tăng vốn điều lệ, song nhà máy này vẫn trong tình trạng mất cân đối tài chính, thua lỗ từ đó đến nay.

Để cơ cấu lại nhà máy đóng tàu thua lỗ nghìn tỷ này, PVN đề nghị Hội đồng thành viên của tập đoàn được ủy quyền quyết định toàn bộ vấn đề liên quan tới quá trình thực hiện phương án được phê duyệt. Theo đó, Hội đồng thành viên tập đoàn sẽ hoàn thành việc phê duyệt kế hoạch thanh lý các tài sản không cần dùng, chờ thanh lý của dự án đóng tàu ngàn tỷ.

Bên cạnh đó, Tập đoàn cũng đã có công văn gửi tới các đơn vị trong ngành đề nghị hỗ trợ, ủng hộ và tiếp tục sử dụng dịch vụ của nhà máy, để ổn định việc làm, tâm lý của hàng trăm người lao động tại đây.

PVN cũng đề nghị Bộ Công Thương sớm có văn bản kiến nghị Thủ tướng giao Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán toàn bộ hồ sơ với con tàu 104.000 tấn thuộc nhà máy để sớm xử lý dứt điểm việc bàn giao, quyết toán hợp đồng EPC con tàu này.

Được biết, nếu thực hiện phương án phá sản, giá trị ước tính có thể thu hồi vẫn thấp hơn nợ phải trả, PVN sẽ không thể thu hồi được khoản tiền 5.100 tỷ đồng đã đầu tư. Ngoài ra, các thủ tục xử lý phá sản tương đối phức tạp, kéo dài và tốn thêm chi phí thực hiện thủ tục phá sản. Hơn nữa, việc bán thanh lý tài sản có thể khó khăn và hạn chế trong khi vấn đề giải quyết quyền sở hữu.

Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ Công thương, đại diện của Tập đoàn cho biết, từ khi chuyển giao nhà máy từ Vinashin về PVN đến nay những khó khăn của đơn vị này hầu như chưa xử lý được gì.

MINH NGỌC (Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement