Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà đầu tư mất hàng trăm tỷ USD vì cổ tức năm 2020 giảm mạnh

Kinh tế thế giới

23/11/2020 12:48

COVID-19 khiến cổ tức của các công ty đứng đầu thế giới giảm từ 17,5-20%, tương đương 263 tỷ USD, tuy nhiên nó có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm tới.

Cổ tức toàn cầu giảm tới 1.160 tỷ USD trong trường hợp xấu nhất

Theo tập đoàn quản lý quỹ Janus Henderson, hiện tại mức giảm cổ tức không còn trầm trọng so với lúc bắt đầu đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, con số này đang ở mức lớn nhất kể từ đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Cổ tức là nguồn thu nhập chính của cả quỹ hưu trí nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Thế nhưng, trong quý III vừa rồi, các công ty đã cắt giảm 55 tỷ USD, tương đương 11,4% để đối phó với đại dịch COVID-19. Trước đó, Janus Henderson đã tính toán khoản chi trả cổ tức toàn cầu giảm 108 tỷ USD xuống còn 382 tỷ USD trong quý II năm nay, tương đương với mức giảm 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tập đoàn Janus Henderson cho biết: “Giải pháp tốt nhất của chúng tôi hiện nay là để mức cổ tức giảm xuống 17,5%, tương đương 1.200 tỷ USD. Trong trường hợp xấu nhất, cổ tức cơ bản sẽ giảm ở mức 20,2%, xấp xỉ 1.160 tỷ USD”.

Cổ tức toàn cầu giảm xuống mức tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Ảnh: Shutter Stocks.
Cổ tức toàn cầu giảm xuống mức tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính. Ảnh: Shutter Stocks.

Đơn vị cũng thông tin thêm, hiện nay một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu khôi phục hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, cuộc đua vaccine COVID-19 cũng mang lại nhiều hy vọng về sự phục hồi cổ tức mạnh mẽ trong năm 2021 với mức 12%. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh và mức chia cổ tức của các ngân hàng châu Âu. 

Ông Jane Shoemake, Giám đốc Đầu tư của Janus Henderson về Thu nhập Vốn chủ sở hữu Toàn cầu, cho biết: “Năm 2020 là năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng nếu COVID-19 kết thúc ngay cả một số công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chẳng hạn như các công ty du lịch, giải trí và ngành bán lẻ cũng có thể bắt đầu trả cổ tức một lần nữa”.

Các công ty công nghệ ước tính tăng 10% cổ tức trong quý IV

Chia theo lĩnh vực, công ty có mức giảm tồi tệ nhất trong quý 3 là các công ty tiêu dùng hàng hóa xa xỉ, giảm 43%. Trong số đó, các nhà sản xuất ô tô và công ty giải trí cũng thực hiện cắt giảm sâu nhất. Cùng chung tình trạng đó, các tập đoàn truyền thông, hàng không và ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong khi, ngành dược phẩm, thực phẩm và bán lẻ đều tạo ra mức chi trả cổ tức cao hơn.

Về mặt địa lý, các ngân hàng và công ty dầu mỏ của Anh cho biết, các khoản thanh toán căn bản của họ đã giảm gần 42% trong khi Úc cũng đã kìm hãm cổ tức ngân hàng đã giảm 40%.

Biểu đồ thể hiện tương quan chi trả cổ tức hàng quý theo các nhóm ngành. Ảnh: Reuters.
Biểu đồ thể hiện tương quan chi trả cổ tức hàng quý theo các nhóm ngành. Ảnh: Reuters.

Cổ tức của Hoa Kỳ đã giảm 3,9%, thay vào đó là tác động của việc mua lại cổ phiếu. Các khoản thanh toán của Nhật Bản giảm 16% đối với lĩnh vực xuất khẩu. Riêng Trung Quốc, cổ tức tăng 3,3%, Hồng Kông đạt gần 10% đã tạo nên một điểm sáng hiếm hoi cho tình hình cổ tức toàn cầu.

Sức bật của mảng công nghệ giúp Microsoft cùng một số công ty lớn lọt vào danh sách 10 công ty trả cổ tức hàng đầu thế giới trong năm nay với mức tăng 10% trong quý IV.

Ông Jane Shoemake cho biết: “Trong giai đoạn 10 năm, thế giới đã chứng kiến một sự thay đổi lớn về xu hướng cổ tức đối với thị trường chứng khoán. Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư đang chi rất nhiều tiền vào các công ty công nghệ”.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement