Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà đầu tư lạc lối trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Vĩ mô

19/11/2019 15:42

Các chỉ số chứng khoán ở châu Á có mức tăng giảm thất thường, sau khi CNBC đưa tin chính quyền Trung Quốc đang bi quan về một thoả thuận với Mỹ.

Theo CNN Business trích một nguồn tin chính phủ Trung Quốc ẩn danh cho biết, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết từ chối gỡ bỏ thuế quan đối với hàng hoá trị giá hàng trăm tỷ USD của Trung Quốc, khiến cho triển vọng về một thoả thuận đang phai mờ dần.

Nguồn tin nói với CNN Business rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình chính trị ở Mỹ, bao gồm các phiên điều trần trong khuôn khổ cuộc điều tra của Đảng Dân chủ nhằm đưa ông Trump ra luận tội. Nguồn tin cũng cho biết giới chức ở Bắc Kinh cũng đang băn khoăn liệu có nên chờ mọi chuyện ở Mỹ sẽ ngã ngũ thế nào, bởi lập trường của ông Trump là rất khó xác định.

Nhà đầu tư bị vạ lây trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Nhà đầu tư bị vạ lây trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,3%, trong khi Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,5%. Shanghai Composite của Trung Quốc đã giảm 0,2%, nhưng sau đó đã phục hồi lên mức tăng 0,4%.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mở đầu phiên giao dịch trong sắc đỏ,  nhưng tới thời điểm hiện tại đã tăng khoảng 1%. Chứng khoán Hồng Kông đang cố gắng vực dậy sau đà giảm thê thảm trong tuần trước, khi chỉ số Hang Sang xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8 trong bối cảnh các cuộc biểu tình ngày càng gia tăng.

Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường của công ty nghiên cứu Oanda, cho biết: "Không có công bố dữ liệu quan trọng ở châu Á ngày hôm nay, sự chú ý trong khu vực sẽ vẫn tập trung vào các mối quan tâm thương mại và Hồng Kông".

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch khá tích cực so với thị trường châu Á, sau khi ghi nhận những mức giảm nhẹ trước đó.

Một bước đột phá trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung vẫn nằm ngoài tầm với khá lâu. Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã được dự kiến sẽ ký một thỏa thuận thương mại một phần trong khoảng một tháng tới, nhưng những cuộc đàm phán này đã gặp phải một trở ngại khác vào tuần trước.

Theo nguồn tin, Mỹ và Trung Quốc đang bất đồng về một số vấn đề trên bàn đàm phán, trong đó có số lượng cụ thể hàng hóa nông sản Mỹ mà Trung Quốc sẽ mua. Bắc Kinh không muốn đưa ra cam kết cụ thể về vấn đề này, một phần vì nếu làm vậy, họ có thể khiến các đối tác thương mại khác mếch lòng, nguồn tin tiết lộ.

Kể từ khi thương chiến bắt đầu, Mỹ đã áp thuế và lên kế hoạch áp thuế đối với hơn 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế lên 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

Ông Trump hy vọng bằng cuộc chiến thương mại này, ông sẽ "xử lý" được những hành vi thương mại của Trung Quốc mà ông cho là gây thiệt hại cho nước Mỹ, bao gồm ép buộc doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ, đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ… Ông cũng muốn Trung Quốc phải tăng mua hàng hóa nông sản Mỹ để giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung.

Chính phủ Mỹ hôm 18/11 đã gia hạn giấy phép chung tạm thời cho phép các công ty Mỹ bán hàng hoá cho Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc đang bị trói buộc đã trở thành một biểu tượng căng thẳng giữa hai nước. Đây là lần gia hạn giấy phép 90 ngày thứ ba.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement