Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà đầu tư chú ý: Sự kiện chứng khoán nổi cộm ngày 6/9

Chứng khoán

05/09/2018 19:36

Thông tin và lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 6/9 về các doanh nghiệp trên sàn như DLD, PAN, GEX, CTC, CSC, ASG, PRT, JVC, CNG, VCW, GMD.

Ông Phạm Thiện Long, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Du lịch Đắk Lắk (DLD) đã bán 900.000 cổ phiếu DLD vào ngày 27/8, giảm tỷ lệ sở hữu từ 11,57% xuống còn 1,9% và không còn là cổ đông lớn của DLD. 

Cùng ngày, một nhà đầu tư cá nhân khác là ông Phạm Hữu Bắc mua vào đúng lượng cổ phiếu trên. Ước tính theo thị giá chốt phiên 27/8 là 11.300 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 10 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết đại hội cổ đông mới được công bố, phương án phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược Nhật Bản của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (PAN) đã được thông qua. Như vậy, PAN dự kiến sẽ phát hành tối đa hơn 14,8 triệu cổ phiếu cho Sojitz Corporation. Cổ phần mới phát hành bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán theo quy định của pháp luật. 

PAN sẽ phát hành tối đa hơn 14,8 triệu cổ phiếu cho Sojitz Corporation.
PAN sẽ phát hành tối đa hơn 14,8 triệu cổ phiếu cho Sojitz Corporation.

Giá chào bán sẽ không thấp hơn 55.000 đồng/cổ phiếu. Hội đồng quản trị PAN được ủy quyền quyết định giá chào bán trên cơ sở đàm phán với nhà đầu tư, khả năng hỗ trợ của nhà đầu tư trong kế hoạch phát triển của công ty và tình hình thị trường tại thời điểm chào bán.

Với lượng cổ phiếu phát hành và giá chào bán như vậy, PAN sẽ thu về khoảng 814 tỷ đồng từ đợt phát hành này. Số tiền này sẽ được dùng để đầu tư, góp vốn tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành viên và thực hiện dự án M&A trong các lĩnh vực nông nghiệp, nguyên liệu và thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm đóng gói và đồ uống. Dự kiến, công ty sẽ thực hiện phát hành cổ phiếu trong quý III-IV năm 2018.

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư MB (MB Capital) đã bán ra 12,8 triệu cổ phiếu Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam-Gelex (GEX) vào ngày 24/8. Sau giao dịch, MB Capital chỉ còn sở hữu gần 9,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,23% và không còn là cổ đông lớn của Gelex.

Cùng ngày 24/8, trên thị trường chứng khoán xuất hiện giao dịch thỏa thuận với khối lượng 12,8 triệu cổ phiếu GEX. Tổng giá trị trao tay là 377,6 tỷ đồng, tương đương giá chuyển nhượng 29.500 đồng/cổ phiếu.

MB Capital bắt đầu trở thành cổ đông lớn của Gelex khi mua 24,8 triệu cổ phiếu phát hành thêm trong đợt thực hiện chứng quyền lần 1 cho các trái chủ hồi cuối tháng 6 với giá 16.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, công ty nhận thêm cổ tức tiền mặt 10% và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 20%. Như vậy, chỉ sau 2 tháng MB Capital đã thoái phần lớn vốn khỏi Gelex.

Công ty Cổ phần Gia Lai CTC (CTC) vừa có công văn giải trình về ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán trên báo cáo tài chính soát xét bán niên 2018 về khoản mục tài sản thiếu chờ xử lý của công ty.

Tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2018, đơn vị kiểm toán đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ về khoản mục tài sản thiếu chờ xử lý của CTC. Theo đó, công ty đang ghi nhận hơn 2,2 tỷ đồng hàng hóa thiếu chờ xử lý.

Ngoài ra, văn phòng công ty ghi nhận chênh lệch hàng hóa thiếu và thừa giữa phần mềm quản lý bán hàng tại các nhà sách và phần mềm kế toán chưa xác định được nguyên nhân trên khoản mục tài sản thiếu chờ xử lý và tài sản chờ xử lý lần lượt là hơn 950 triệu đồng và hơn 1,5 tỷ đồng.

Phía CTC giải trình, trong tháng 7/2016 công ty thay đổi nhân sự điều hành gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc, kế toán trưởng nhưng các lãnh đạo này không bàn giao tài sản, hàng hồn kho cho người mới, dù đã nhận được văn bản yêu cầu bàn giao rất nhiều lần. 

Trong năm 2016, công ty đã kiểm kê toàn bộ hàng hóa tồn kho và phát hiện ra các khoản chênh lệch hóa như đã trình bày báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Do đó, công ty đang chờ cơ quan chức năng xác minh rồi trình Hội đồng quản trị xem xét quyết định xử lý theo đúng quy định các khoản chênh lệch này.

Công ty cổ phần Tập đoàn Cotana (CSC) sẽ lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về phương án phát hành cổ phiếu ESOp và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Ngày đăng ký cuối cùng vào 25/9 và thời gian thực hiện dự kiến trong ngày 10/10.

Trước đó, tại cuộc họp cổ đông thường niên năm 2018, cổ đông CSC đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 205 tỷ đồng. Công ty sẽ bán ưu đãi cho cán bộ nhân viên 500.000 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian hạn chế chuyển nhượng 2 năm. Thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100%, tức phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu mới. Nguồn vốn được hạch toán từ nguồn lợi nhuận của công ty. Thời gian hạn chế chuyển nhượng 2 năm.

ASG điều chỉnh lại kế hoạch khi chỉ tiêu tổng doanh thu là 671,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 163,6 tỷ đồng.
ASG điều chỉnh lại kế hoạch khi chỉ tiêu tổng doanh thu là 671,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 163,6 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh của CSC trong nửa đầu năm tăng đột biến. Lợi nhuận sau thuế thu về 114,2 tỷ đồng, tăng trưởng 74% và hoàn thành 65% kế hoạch năm. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận đến từ hoạt động tài chính với doanh thu 172,5 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Sân bay (ASG) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018. Cụ thể, tổng doanh thu hợp nhất đạt hơn 283 tỷ đồng, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng chi phí tăng 3% lên hơn 190 tỷ đồng. Về mặt lợi nhuận, công ty ghi nhận lãi sau thuế tăng 8% đạt 85,2 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, doanh thu từ cung cấp dịch vụ tăng 1% lên 249 tỷ đồng, còn lại là doanh thu bán hàng hóa đạt 5,17 tỷ đồng và doanh thu khác đạt 1,59 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính gần 26 tỷ đồng, tăng 9%. Tuy nhiên, chi phí tài chính tăng 79% lên 13 tỷ đồng. Chi phí bán hàng không đáng kể, còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 27% xuống 19 tỷ đồng.

Năm 2018, công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư để thực hiện chào bán riêng lẻ 3,45 triệu cổ phần theo nội dung Nghị quyết đã được hội đồng quản trị phê duyệt. ASG cũng điều chỉnh lại kế hoạch khi chỉ tiêu tổng doanh thu là 671,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 163,6 tỷ đồng.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có thông báo về việc tổ chức bán đấu giá cổ phần lần 2 của Tổng công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Bình Dương (PRT). Số cổ phần được đem ra đấu giá là hơn 32,9 triệu với giá khởi điểm 18.000 đồng/cổ phần.

Cuộc đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 5/10. Ước tính, số tiền thu về từ cuộc đấu giá sẽ đạt hơn 592 tỷ đồng. Đây là số cổ phần nhà đầu tư chiến lược không đăng ký mua và nhà đầu tư từ chối mua trong đợt IPO của PRT hồi tháng 3. 

Cụ thể tại phiên IPO của PRT, 30 triệu cổ phần đã được đấu giá công khai thành công với mức trúng giá bình quân 17.474 đồng/cổ phần, Nhà nước thu về hơn 524 tỷ đồng. Tuy nhiên, một nhà đầu tư đã đấu giá thành công nhưng không thực hiện quyền mua với số lượng 200.000 cổ phần.

Mặt khác, các nhà đầu tư chiến lược chỉ đăng ký mua 87 triệu cổ phần trong số hơn 119,7 triệu cổ phần theo như phương án cổ phần hóa. 3 công ty đã đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của PRT là Công ty Cổ phần Sam Holdings, Công ty Cổ phần Đầu tư U&I, Công ty TNHH Phát triển.

Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) đã quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật đối với ông Ngô Thanh Sơn kể từ ngày 31/8. Bà Vũ Thị Thúy Hằng sẽ thay thế vị trí của ông Sơn. 

Sau sự kiện thay đổi nhân sự chủ chốt theo Nghị quyết Hội đồng quản trị JVC ngày 16/8/2016, ông Ngô Thanh Sơn được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc công ty và người đại diện theo pháp luật của JVC. Kết quả kinh doanh của JVC từ đó cũng vươn mình thoát lỗ, đều đặn báo lãi mỗi quý ít nhất 1 tỷ đồng kể từ quý III năm 2016.

Dù đã bắt đầu khả quan hơn so với thời ban điều hành cũ nhưng lỗ lũy kế của JVC tính đến thời điểm 30/9/2017 vẫn lớn hơn 1.000 tỷ đồng. Đây cũng là lý do cổ phiếu JVC bị đưa vào diện kiểm soát kể từ ngày 1/8/2017. 

Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (CNG) vừa thông báo quyết định của Cục thuế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với công ty này, với số tiền bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng. Cụ thể, CNG bị truy thu thuế giá trị gia tăng, phạt 20%, tiền chậm nộp, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng số tiền 1,086 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Gemadept trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 15%, tương đương 1,500 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Gemadept trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 15%, tương đương 1,500 đồng/cổ phiếu.

Nếu quá thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được quyết định xử phạt, CNG không chấp hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế theo quy định hiện hành. GNC có quyền khiến nại hoặc khởi kiện đối với Quyết định trên theo quy định của pháp luật.

Trong khoảng thời gian từ 3-31/8, Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex đã mua vào hơn 1,27 triệu cổ phiếu VCW của Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Năng lượng Gelex được nâng lên mức 60,46%, tương ứng với hơn 45,3 triệu cổ phiếu.

Theo như đăng ký trước đó, Năng lượng Gelex muốn mua vào 2 triệu cổ phiếu VCW. Tuy nhiên, do chưa thỏa thuận được số lượng và giá cả phù hợp nên công ty đã không mua hết được số cổ phiếu đăng ký mua.

Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) thông báo 18/9 là ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 15%, tương đương 1,500 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến vào ngày 28/9. Dự kiến GMD cần chi khoảng 455,5 tỷ đồng thanh toán cổ tức cho cổ đông.

Tính tới cuối tháng 6, GMD có 687,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, gần 1.942 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phầnvà hơn 140,5 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển. Nửa đầu năm 2018, GMD ghi nhận doanh thu thuần 1.287 tỷ đồng, giảm 31%. Lợi nhuận sau thuế 5.248 tỷ đồng, gấp 5,5 lần so với cùng kỳ và bằng 84% kế hoạch năm.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement