Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà đầu tư chú ý: Sự kiện chứng khoán nổi cộm ngày 20/7

Chứng khoán

19/07/2018 19:18

Thông tin và lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/7 về các doanh nghiệp trên sàn như PVL, FLC, PAC, CII, STK, TH1, KLB, TNG, DIG, FRT, BVH, SMC.

Sau 6 quý lỗ liên tục, Công ty Cổ phần Đầu tư Nhà Đất Việt (PVL) đã có lãi trong quý II năm 2018. Tuy nhiên, con số này có được nhờ vào lợi nhuận khác. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II, PVL tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn với doanh thu thuần hơn 26 tỷ đồng trong khi giá vốn hơn 27 tỷ đồng. 

Các chỉ tiêu tài chính của PVL quý II so với cùng kỳ năm trước đều giảm đáng kể về mặt giá trị tuyết đối. Công ty ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 10 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 125 tỷ đồng đồng.

May mắn cho PVL là khoản lợi nhuận khác hơn 15 tỷ đồng. Dù không biết rõ thực chất con số lợi nhuận khác từ đâu do PVL không có thuyết minh về khoản này nhưng nhờ đó mà lãi ròng công ty trong quý II đạt 5,5 tỷ đồng, ghi nhận quý đầu tiên có lãi sau 6 quý lỗ liên tục trước đó.

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) đã công bố Nghị quyết về việc bổ nhiệm bà Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giữ chức vụ Tổng giám đốc thay người tiền nhiệm là ông Trần Quang Huy. 

Bà Hương Trần Kiều Dung sẽ kiêm chức vụ Tổng giám đốc thay người tiền nhiệm là ông Trần Quang Huy.
Bà Hương Trần Kiều Dung sẽ kiêm chức vụ Tổng giám đốc thay người tiền nhiệm là ông Trần Quang Huy.

Bà Hương Trần Kiều Dung là Tiến sĩ Luật Quy hoạch Xây dựng tại trường Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV của Pháp. Bà có gần 20 năm kinh nghiệm tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.

Trong quý II năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam (PAC) giảm 51% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu thuần trong quý II tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt 798 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán cũng tăng 14%, đạt 684 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tăng 20%, đạt 114 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính lại giảm 18% so với cùng kỳ năm trước khi chiếm hơn 12 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 10% khi chiếm 13 tỷ đồng, trong đó, chi phí lãi vay tăng 70%. 

Các chi phí còn lại đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Chi phí bán hàng tăng 42%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 24%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 16%, đạt 34 tỷ đồng. Lợi nhuận khác cũng giảm 98%, đạt 532 triệu đồng. Trong quý II, lợi nhuận sau thuế giảm 51% so với cùng kỳ năm trước, đạt 28 tỷ đồng. 

Theo giải trình của PAC, lợi nhuận quý 2 giảm mạnh do giá vật tư tăng cao, chi phí bán hàng và chiết khấu cũng cao hơn so với cùng kỳ. Đồng thời, quý II có khoản thu nhập bất thường 25 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của PAC ghi nhận doanh thu thuần tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,527 tỷ đồng. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế lại giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, đạt 57 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TPHCM (CII) tiếp tục mua vào hơn 1,23 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) trong ngày 17/7. Sau giao dịch, CII tăng sở hữu NBB từ hơn 36,56 triệu cổ phiếu lên 37,8 triệu cổ phiếu, chiếm 38,8% vốn điều lệ.

Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với doanh thu chỉ tăng 28% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng gần 80% lên mức 43 tỷ đồng. Cụ thể, doanh thu thuần của STK đạt mức 603 tỷ đồng, tăng 28% so cùng kỳ 2018.

Lợi nhuận gộp ghi nhận hơn 85 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 65% so cùng kỳ. Kỳ này hoạt động tài chính ghi âm tới 14 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ 4 tỷ đồng, chủ yếu do lỗ chênh lệch tỷ giá. Sau khi trừ các loại chi phí khác, STK lãi ròng hơn 43 tỷ đồng, tăng mạnh 80% so mức 24 tỷ của cùng kỳ.

Theo giải trình của STK, doanh thu thuần tăng 28% do doanh số chỉ tăng 8% nhờ thị trường thuận lợi hơn cùng kỳ. Mặt khác, giá bán tăng 20% làm cho tỷ trọng lợi nhuận gộp tăng 65,8%. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần đạt 1.192 tỷ đồng, tăng gần 30% so cùng kỳ 2017. Lãi ròng ở mức 83 tỷ đồng, cũng tăng mạnh 69% so cùng kỳ.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng của KLB tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 121 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng của KLB tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 121 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam (TH1) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II với con số lỗ hơn 13 tỷ đồng, kéo theo lũy kế 6 tháng âm 15 tỷ đồng. Với kết quả này, TH1 đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm ghi nhận tổng doanh thu 66,5 tỷ đồng và sẽ có lãi 1,5 tỷ đồng. Trong khi đó, ban đầu TH1 đặt mục tiêu cả năm 2018 có lãi tới 11 tỷ đồng nhưng xem ra kế hoạch này chỉ là bánh vẽ.

TH1 buộc phải hủy niêm yết vào ngày 20/4/2018 trước tình trạng thua lỗ kéo dài suốt 3 năm liền. Hiện tại, cổ phiếu TH1 đang giao dịch Upcom với mức giá đứng tại 5.500 đồng/cổ phiếu.

Theo báo cáo hợp nhất của Ngân hàng Kiên Long (KLB) 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần có sụt giảm so với cùng kỳ, đạt gần 476 tỷ đồng do chi phí hoạt động dịch vụ tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước chiếm gần 5,6 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của KLB giảm mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 17,8 tỷ đồng. Nguyên nhân do trích lập dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC giảm 80% và trích lập dự phòng chung cho vay khách hàng giảm 39% so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng của KLB tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 121 tỷ đồng. Riêng trong quý II, thu nhập lãi thuần đạt hơn 262 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Dù thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 27% so với cùng kỳ năm trước đạt gần 16 tỷ đồng nhưng chi phi hoạt động dịch vụ lại tăng gấp đôi khi chiếm 3,3 tỷ đồng. Lợi nhuận ròng đạt gần 62 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của KLB tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước đạt 39.268 tỷ đồng. Huy động từ tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tăng lần lượt 7% và 10% so với cùng kỳ đạt lần lượt 27.936 tỷ đồng và 27,341 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của KLB ở mức 0,87%, nhích nhẹ so với mức 0,83% hồi đầu năm.

Ông Nguyễn Hùng Cường, Phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) vừa thông báo mua xong 2 triệu cổ phiếu DIG trong thời gian 10-17/7. Giao dịch thành công, ông Cường đã sở hữu hơn 4 triệu cổ phiếu, tương ứng với 1,67% vốn điều lệ.

Trước đó, trong thời gian 6-19/6, ông Cường cũng thực hiện mua vào 2 triệu cổ phiếu DIG để sở hữu 0,84% vốn cổ phần. Ngoài ông Cường thì một lãnh đạo khác của DIG cũng đang mua vào là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn khi mua được 2,7 triệu cổ phiếu trong tổng số 4 triệu cổ phiếu đăng ký trong thời gian 4/6-3/7. Sau đó, ông Tuấn lại đăng ký mua tiếp 3 triệu cp từ 9/7-7/8.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) đã công bố báo cáo tài chính quý II với doanh thu thuần đạt 887,3 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng mạnh 50% đạt 742 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 144 tỷ đồng, tăng 41%.

Doanh thu hoạt động tài chính quý II của TNG đạt 6,3 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức chỉ 1,25 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng mạnh 54% lên hơn 37 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lần lượt 53% và 18,5%. Kết quả, TNG báo lãi sau thuế 45,4 tỷ đồng trong quý II, tăng trưởng 67%.

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) vừa công bố báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm. Theo đó trong quý II, doanh thu thuần đạt 3.596 tỷ đồng, tăng 19% cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính quý này giảm, trong khi các loại chi phí đều tăng cao. Lợi nhuận sau thuế đạt 82,6 tỷ đồng, tăng 23%. EPS tương ứng 1.215 đồng.

Trong quý II, FRT đạt doanh thu thuần đạt 3.596 tỷ đồng.
Trong quý II, FRT đạt doanh thu thuần đạt 3.596 tỷ đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm, FRT đạt doanh thu thuần 7.480 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 146,5 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 30% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính giảm tới 43% do không còn ghi nhận cao từ lãi tiền gửi, tiền cho vay. FRT cũng chịu lỗ chênh lệch tỷ giá gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, đạt 8,1 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, FRT đã hoàn thành 47% doanh thu và 39% lợi nhuận.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) vừa thông báo thực hiện quyền cổ tức năm tài chính 2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 3/8. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 2/8.

Cổ đông sở hữu một cổ phiếu BVH sẽ được nhận 1.000 đồng cổ tức. Ước tính, Bảo Việt dành 700 tỷ đồng chi trả cổ tức bằng tiền bắt đầu từ ngày 31/8. Tính chung từ khi cổ phần hóa đến nay, tổng số tiền thuế và cổ tức Bảo Việt đã nộp vào ngân sách lên đến gần 19.000 tỷ đồng.

Trước đó, Bảo Việt đã tăng vốn điều lệ từ 6.805 tỷ đồng lên hơn 7.008 tỷ đồng thông qua việc phát hành thành công 20,4 triệu cổ phiếu ESOP. Thặng dư vốn thu được từ đợt phát hành đạt gần 530 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (SMC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II với khoản lợi nhuận tăng vọt đẩy lũy kế 6 tháng có sự tăng trưởng nhẹ 3,4% sau khoảng thời gian dài sụt giảm.

Trong quý II, sản lượng bán hàng tăng 19%, giá thép ổn định và cao hơn bình quân cùng kỳ năm trước 35% đã đẩy doanh thu tăng 64%, đạt 4.892 tỷ đồng. Giá vốn chỉ tăng 61,7% nhờ tồn kho thấp theo chính sách mua hàng cuối năm 2017. Do vậy, lãi gộp của SMC đạt 257,2 tỷ đồng, tăng trưởng 120%.

Tuy nhiên, chi phí tài chính trong kỳ tăng cao lên 54,4 tỷ đồng do công ty trích lập dự phòng tài chính cho các chứng khoán đầu tư dài hạn. Chi phí quản lý tăng 303% do trích thêm dự phòng công nợ trong khi cùng kỳ 2017 được hoàn nhập.

Theo đó, quý II SMC ghi nhận lãi sau thuế 87,2 tỷ và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ 85,7 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 89,1% và 92,5% so với cùng kỳ năm trước.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement