Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nhà đầu tư chú ý: Sự kiện chứng khoán nổi cộm ngày 17/7

Chứng khoán

16/07/2018 17:04

Thông tin và lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/7 về các doanh nghiệp trên sàn như BCG, AGF, SWC, FLC, HCD, VGC, DAR, DCM, PNJ, TVS, MPC, HAC.

Công ty Cổ phần Ô tô 1-5 đã thoái hết 4,12 triệu cổ phiếu, tương đương 3,81% vốn tại Công ty Cổ phần Bamboo Capital (BCG). Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Ước tính Công ty Ô tô 1-5 thu về gần 24 tỷ đồng. Hiện tại, ông Nguyễn Hồ Nam, Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Ô tô 1-5 đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Bamboo Capital.

Theo báo cáo tài chính riêng kỳ bán niên niên độ 2017-2018 từ ngày 30/9/2017 đến 31/3/2018, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) lỗ ròng tới hơn 166 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên mức gần 258 tỷ đồng.

Cụ thể nửa đầu niên độ 2017-2018, AGF ghi nhận doanh thu thuần đặt mức 808,5 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá vốn hàng bán trong kỳ tăng mạnh khiến công ty phải ghi nhận lãi gộp âm 80 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm mạnh tới 85% so với cùng kỳ, đạt gần 3 tỷ đồng.

AS
AGF tiếp tục ngập ngụa trong nợ nần.

Dù đã giảm được chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp từ mức 72 tỷ đồng xuống còn 54,4 tỷ đồng nhưng với kết quả lãi gộp âm cộng với sự sụt giảm của hoạt động tài chính, 6 tháng đầu niên độ 2017-2018 AGF ghi nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh tới 156 tỷ đồng. Công ty còn phải ghi nhận khoản lỗ khác hơn 10 tỷ đồng. Kết quả là trong kỳ này,AGF lỗ ròng tới hơn166 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên mức gần 258 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/3, tổng tài sản của AGF đạt mức 1.475 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nợ phải trả chiếm tới hơn 70% đạt mức 1.039 tỷ đồng. So với đầu kỳ, khoản nợ phải trả này đã giảm tới 30%. Hàng tồn kho của AGF tại thời điểm cuối kỳ này giảm tới hơn 66% so với đầu kỳ từ mức 538,4 tỷ đồng xuống còn hơn 181,65 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC) vừa công bố Nghị quyết thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort lên 500 tỷ đồng, gấp 2,5 lần mức hiện tại. Cụ thể, FLC sẽ góp thêm vốn vào FLC Samson Golf & Resort để tăng vốn.

Trước đó, FLC cũng công bố Nghị quyết thông qua việc tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) lên gần gấp đôi, từ mức 700 tỷ đồng hiện tại lên mức 1.300 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm từ nguồn vốn góp của FLC.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II năm 2018, Tổng công ty Cổ phần Đường sông Miền Nam -Sowatco (SWC) ghi nhận doanh thu trong quý tăng gần 45%, đạt trên 58 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán chỉ tăng 25%, từ 33 tỷ đồng cùng kỳ lên 41 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt gần 17 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với quý 2/2017.

Về hoạt động tài chính, doanh thu từ mảng này đạt 33 tỷ đồng, gấp 1,5 lần quý II năm 2017. Trong khi đó, chi phí lại giảm mạnh từ 16 tỷ đồng xuống còn 3 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng nhẹ từ 3,2 tỷ đồng lên 3,6 tỷ đồng trong quý II năm 2018.

Doanh thu tăng trưởng cao kết hợp với chi phí giảm mạnh đã mang về gần 28 tỷ đồng lãi ròng cho SWC trong quý II năm 2018, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng của SWC đạt gần 53 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại HCD (HCD) vừa công bố tóm tắt dự kiến kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm và quý II năm 2018. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 152 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận sau thuế của HCD đạt 11 tỷ đồng, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2017.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận hơn 300 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 17,2 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2017.

Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) đã chuyển giao toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Cổ phần Bất động sản Vinaconex và Công ty TNHH Thủy tinh Pha lê Bohemia Hà Nội để góp vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV Vinaconex Đầu tư- Vinaconex Invest do VCG sở hữu 100% vốn điều lệ.

FL
Chỉ trong vài ngày, FLC chi gần ngàn tỷ tăng vốn điều lệ cho 2 công ty con.

Sau giao dịch, Bất động sản Vinaconex và Thủy tinh Pha lê Bohemia không còn là công ty con của VCG. Cùng với Vinaconex CM, Vinaconex Invest là đơn vị thành viên mới được VCG ra mắt cuối năm 2017.

Dự kiến 2018, Vinaconex CM và Vinaconex Invest sẽ ghi nhận lợi nhuận sau thuế lần lượt 21,4 tỷ đồng và 10,6 tỷ đồng. Năm 2019, tình hình kinh doanh cả 2 công ty này ước tính sẽ tăng trưởng mạnh hơn khi dự án 25 Nguyễn Huy Tưởng và 83 Láng Hạ có doanh thu.

Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) và Vinaconex Invest Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) vừa ký kết hợp đồng mua bán khí permeate gas. Dự kiến, 2 bên có thể hoàn thành các công việc cần thiết để bắt đầu cấp khí từ cuối năm 2018, triển khai phương án tận dụng nguồn permeate gas từ GPP Cà Mau để chuyển thành nhiên liệu phục vụ cho Nhà máy đạm.

Giải pháp thu hồi khí permeat gas từ Nhà máy GPP Cà Mau có thể bổ sung khoảng 2% nhu cầu khí, góp phần tăng lên tới 5% công suất Nhà máy Đạm Cà Mau. Hợp đồng triển khai trên thực tế cũng giúp tăng doanh thu cho Nhà máy Xử lý khí Cà Mau khoảng 1 triệu USD/năm. Đồng thời cung cấp nguồn khí nhiên liệu có giá hợp lý, tiết kiệm cho DCM khoảng 2,5 triệu USD/năm.

Công ty Cổ phần Xe lửa Dĩ An (DAR) đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt 12,7 tỷ đồng, giảm hơn 40% so với năm trước. Cụ thể, DAR đặt kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập hợp nhất năm 2018 đạt 287,7 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 43% so với năm trước. Về mặt lợi nhuận, công ty đặt kế hoạch đi lùi gần 40% từ mức 21,5 tỷ đồng năm trước xuống còn 12,7 tỷ đồng.

DAR dự kiến sẽ chi hơn 38 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư trong năm. Cụ thể, công ty sẽ đầu tư hệ thông phun bi, phun sơn với quy mô 1.050 m2 và hệ thống xử lý nước thải, chất thải giai đoạn 1, quy mô đạt 900 m3.

DAR sẽ chi 1,5 tỷ đồng chuẩn bị đầu tư nhà xưởng lắp ráp, chế tạo đầu máy toa xe. Đồng thời, công ty sẽ trang bị mới 1 máy cắt laser điều khiển số và 1 máy chấn thủy lực CNC với mức đầu tư dự kiên gần 17 tỷ đồng.

Năm 2017, công ty lần lượt thực hiện được 665 tỷ đồng doanh thu và 21,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với kế hoạch đặt ra, công ty đã vượt 141% kế hoạch doanh thu và 197% kế hoạch lợi nhuận.

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thông báo sẽ tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt đợt 1 năm 2018 với tỷ lệ thực hiện 10%. Ngày đăng ký cuối cùng vào 9/8 và thời gian thanh toán dự kiến trong ngày 24/8.

Tại đại hội thường niên 2018 hồi cuối tháng 3, Ban lãnh đạo PNJ cho biết cổ tức năm 2018 phấn đấu đạt 18%. Như vậy, PNJ sẽ còn chia cổ tức trong các đợt sau. Trong tháng 6, PNJ đã phát hành hơn 54 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu để nâng vốn điều lệ lên 1.621 tỷ đồng. Với 162 triệu cổ phiếu đang lưu mới, số tiền mà PNJ dự chi cổ tức đợt 1 năm 2018 là 162 tỷ đồng.

Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) vừa công bố phương án trả cổ tức năm 2017. Theo đó, ngày 27/7 tới là ngày đăng ký cuối cùng để TVS để chi trả cổ tức năm 2017 và cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, TVS sẽ trả 6% cổ tức bằng tiền và 9% bằng cổ phiếu. Ngoài ra, TVS trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1%.

PN
PNJ sắp chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.

TVS hiện có vốn điều lệ 578,7 tỷ đồng, nguồn vốn kinh doanh đạt trên 819,2 tỷ đồng. Gần đây, Hội đồng quản trị TVS đã phê duyệt hợp đồng vay 200 tỷ đồng từ Công ty Cổ phần Fim Plus, để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa ban hành Nghị quyết thông qua việc tăng vốn điều lệ của công ty con là Công ty TNHH Chế biến thủy sản Minh Quí từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng bằng việc MPC tăng vốn góp.

Nguồn vốn tăng thêm sẽ được dùng để đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến tôm Minh Quí tại Khu công nghiệp Khánh An huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Nhà máy có công suất 45.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Hiện MPC nắm giữ 97,5% vốn của Minh Quí. Ngoài công ty này, MPC sở hữu 12 công ty con khác và công ty liên kết. Năm 2018, MPC đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 800 triệu USD, sản lượng sản xuất 63.000 tấn tôm thành phẩm. Kế hoạch doanh thu là 18.200 tỷ đồng, lợi nhuận 990 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 38% so với thực hiện năm 2017.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hànhquyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối vớibà Phan Thị Thu Thảo, thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An (KAC). Theo đó, bà Thảo bị phạt hành chính 45 triệu đồng do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch.

Cụ thể, bà Thảo bán 172.630 cổ phiếu KAC từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/2017 nhưng không báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE về việc dự kiến giao dịch. Ngay sau đó, trong khoảng thời gian từ 14/4 đến 12/5/2017, bà Thảo đã đăng ký mua vào 200.000 cổ phiếu KAC theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Theo báo cáo tình hình quản trị của KAC vào tháng 2 năm 2018, bà Thảo đang nắm giữ hơn 343.000 cổ phiếu KAC, tương ứng tỷ lệ 1,43% vốn điều lệ.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement