Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị nổi mụn nước

Sức khỏe

06/06/2017 12:30

Mụn nước thường xuất hiện ở cả trẻ sơ sinh và người lớn. Nó rất dễ lây lan và xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm, đặc biệt là mùa hè nắng nóng.

Với người lớn, việc nổi mụn nước có thể chỉ gây lên một chút khó chịu vì chúng dễ biến mất và không gây hại gì. Tuy nhiên khi bạn thấy trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước thì mọi chuyện đáng lo ngại hơn rất nhiều.

Trẻ con rất dễ bị mụn nước. Ảnh minh họa

Biểu hiện ở trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

-Bé có những nốt nhỏ (bọc mụn) mọc lên riêng lẻ hoặc từng cụm. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào và rất dễ lây lan.

-Bên trong mụn là chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt, đôi khi có mủ hoặc máu.

-Xung quanh mụn, da thường thâm hoặc thậm chí rộp đỏ lên.

-Cảm thấy ngứa, nóng hoặc rát, đau.

-Sau một vài ngày, mụn nước vỡ ra, khô dần tạo thành một lớp vỏ và dần bung (rơi) ra.

Thông thường, mụn nước sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần hoặc lâu hơn. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có thể chán ăn, dễ cáu kỉnh, hay quấy khóc,…

Nguyên nhân gây mụn nước ở trẻ

Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng rất dễ bị nổi mụn nước. Chúng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm gì. Và thộng thường, nguyên nhân không chỉ là một mà do nhiều yếu tố kết hợp:

Khi trẻ bị nổi mụn nước sẽ kèm theo cảm giác ngứa gây khó chịu cho bé

-Bệnh, sốt, hệ thống miễn dịch suy giảm.

-Stress, mệt mỏi.

-Bỏng hoặc cháy nắng.

-Do ma sát ( ví dụ như đeo một đôi giầy mới), do chấn thương.

-Bị côn trùng cắn.

-Nhiễm khuẩn hoặc vi rút (nguyên nhân chủ yếu)

Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, rất dễ bị tổn thương và nhiễm bệnh. Đặc biệt với trẻ 3-4 tuần tuổi, việc nổi mụn nước có thể hết sức nguy hiểm. Do đó, bạn cần rất cẩn thận và kịp thời khi điều trị.

Trường hợp nhẹ

Thông thường khi thấy trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, các mẹ thường tìm cách để rút ngắn thời gian bùng phát, giảm nguy cơ lây lan bằng cách sử dụng các loại thuốc như:

-Thuốc viên: acyclovir (Xerese, Zovirax), valacyclovir (Valtrex), famciclovir (Famvir).

-Thuốc bôi: penciclovir (Denavir), docosanol (Abreva).

Những loại thuốc này có sẵn ở quầy thuốc và thường hiệu quả. Mụn nước sẽ dần tự biến mất mà không gây biến chứng gì.

Trường hợp nặng

Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé không có sự thuyên giảm mà lại có nhiều triệu chứng xảy ra như:

-Mụn nước lan ra vùng mắt, lưỡi, cổ họng, bên trong má, bộ phận sinh dục,…toàn cơ thể.

-Những mụn nước thay đổi, đỏ rát hơn hoặc bong tróc hơn trên diện rộng.

-Xuất hiện: co giật, sốt, bé đau đớn, bú kém, mệt mỏi,…

Lúc này, bé đã bị nhiễm khuẩn nặng (thủy đậu, chóc lở, chàm sữa, viêm da,…), cần ngay lập tức đi khám bác sĩ. Nếu để lâu hoặc tiếp tục tự ý chữa trị sẽ có thể gây tổn hại nặng đến làn da của em bé, đến não và các nội tạng; thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước khá phổ biến và dễ xử lý. Song, nó cũng rất dễ lây lan khó kiểm soát, thậm chí ẩn chứa nhiều loại bệnh khác; gây ra những biến chứng và hậu quả nặng nề.

Để phòng tránh, các bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh cho bé thường xuyên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và hạn chế các yếu tố gây lên sự căng thẳng mệt mỏi cho bé. Đồng thời, tìm hiểu kĩ về loại bệnh trước khi điều trị.

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement