Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguyên nhân cháy nhà phổ biến nhất và cách phòng ngừa

Lối sống

05/04/2021 17:34

Hỏa hoạn, cháy nổ luôn là nỗi lo thường trực của nhiều gia đình trong mùa nóng. Hậu quả của nó luôn tàn khốc, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản con người. Vậy nguyên nhân gây cháy nổ thường gặp là gì?

Nguồn cháy từ nhà bếp

Bếp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ cháy nổ, hỏa hoạn. Phần lớn là do người sử dụng lơ là, quá chủ quan rời khỏi bếp và quên đi bếp vẫn đang sử dụng. Xoong nồi hay dầu quá nóng đều có thể gây ra các vụ cháy nổ. Hoặc dầu mỡ bốc cháy khi bị đun nóng quá mức trên bếp hoặc trong lò vi sóng mà không cần mồi lửa trực tiếp.

Ngoài ra, các dụng cụ nấu ăn di động như: nồi cơm điện, lò nướng bánh mỳ, chảo điện… cũng là nguyên nhân gây cháy bởi nguy cơ chập điện, cháy nổ do bị người nấu ăn bỏ quên hoặc không được vệ sinh đúng cách.

Các lò nướng thịt cũng có thể gây cháy khi có thể bắt lửa vào sàn, tường nhà bằng gỗ, bàn, ghế gỗ, do vậy khi nướng thịt trong nhà hoặc các bữa tiệc BBQ ngoài vườn cần chú ý không kê các lò nướng sát vách gỗ hoặc ngay trên bàn gỗ, không đặt trực tiếp lên sàn nhà lát gỗ. Trong bếp tốt nhất nên có một bình cứu hỏa nhỏ dùng bọt khí để ngay khi cần thiết có thể sử dụng kịp thời.

Do đó, nếu đang nấu ăn thì tốt nhất bạn nên ở lại bếp, nếu rời khỏi nên kiểm tra mọi thứ điện, gas đã được tắt và khóa lại.

Cháy do điện

Các thiết bị điện cũng là nguyên nhân gây cháy nổ trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do các thiết bị này bị hở, hỏng bị tác động dẫn đến chập điện và gặp vật bắt lửa gây nên đám cháy.

Đặc biệt, các vụ cháy do điện chủ yếu diễn ra trong quá trình chủ nhà đang ngủ. Do vậy, để phòng tránh nguyên nhân cháy này, người chủ nhà cần tuân thủ an toàn trong việc thiết kế mạng lưới điện, thường xuyên kiểm tra bởi thợ điện chuyên nghiệp để phát hiện bất ổn và khắc phục kịp thời, không sử dụng điện quá công suất thiết kế.

Nên thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, ổ cắm, đường dây điện phải luôn trong tình trạng an toàn và thay mới ngay lập từ khi phát hiện có hư hỏng.

Mạng lưới điện trong nhà cần có cầu chì tổng và cầu chì từng khu vực để điện được ngắt tự động khi xảy ra sự cố. Đồng thời, đường dây điện cần được sử dụng đúng mục đích, khắc phục và thay thế khi đã cũ nát.

Cháy do hút thuốc lá

Đây là lý do tưởng chừng như đơn giản nhưng lại gây ra những hậu quả khôn lường, là nguyên nhân gây cháy nổ thường xuyên nhất hiện nay. Các tàn thuốc do sơ ý không được dập tắt hoàn toàn sẽ trở thành nơi bắt lửa gây hỏa hoạn mà bạn không ngờ đến.

Việc đánh rơi tàn thuốc đang cháy lên sàn nhà hoặc vật dụng dễ bắt lửa trong nhà, ném điếu thuốc đang cháy dở vào thùng rác… Những kết cục bi thảm thường xảy ra khi chủ nhà đã đi ngủ hoặc đi vắng sau khi tự mình hoặc bị khách đến nhà hành động bất cẩn.

Không ít vụ xảy ra vì chủ nhà đã hút thuốc lá trước khi đi ngủ trong phòng ngủ không để sẵn gạt tàn thuốc lá, do vậy đã búng tàn thuốc xuống sàn hoặc vô tình ném tàn thuốc tưởng như đã được dụi tắt vào một góc nào đó có vật liệu bắt lửa. Do vậy, cần tuyệt đối tránh hút thuốc cạnh các đồ dễ bắt lửa và khi hút thuốc trong nhà bắt buộc phải có gạt tàn và chỉ gạt tàn, để thuốc vào đó.

Cháy do nến, diêm, nhang, vàng mã

Nến khi cháy để thắp sáng hoặc trong các lễ hội, sinh nhật nhưng bị rơi vào các vật bắt lửa hoặc xuống sàn gỗ là nguyên nhân gây tai họa, đặc biệt là các dịp năm mới, Giáng sinh…

Ngoài ra, rất nhiều vụ, người lớn không để ý nên trẻ em đã nghịch bật lửa hoặc hộp diêm dùng để thắp nến và đã gây ra hỏa hoạn. Để hạn chế rủi ro, nên thắp nến trên những đồ vật cách lửa, không mất quan sát trong suốt thời gian nến cháy. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ tự ý nghịch diêm và bật lửa trong nhà.

Một ngọn nến nhỏ cùng với rèm cửa, hay quần áo cũng sẽ có thể thiêu rụi ngôi nhà bạn một cách dễ dàng. Luôn giữ những cây nến trên bề mặt phẳng, cách xa những vật dễ bắt lửa và luôn nhớ thổi tắt chúng khi đi ngủ hay ra ngoài. Đặc biệt không nên để trẻ em chơi đùa hay tự đốt nến vì sẽ rất dễ xảy ra hỏa hoạn.

Tục đốt vàng mã cũng là nguyên nhân hàng đầu xảy ra hỏa hoạn. Người dân không nên đốt quá nhiều vàng mã, nhất là các loại vàng mã có khối lượng lớn như nhà lầu, xe hơi… để tránh nguy cơ gây hỏa hoạn; nên đốt vàng mã ở nơi cách xa các vật liệu dễ cháy.

Nên sử dụng thùng kim loại (sắt, inox) có nắp đậy kín đốt vàng mã giúp tránh tàn lửa bay ra xung quanh, đồng thời phải chờ vàng mã cháy hết, dùng nước vẩy lên tro, đề phòng cháy ngầm.

Cháy do hóa chất

Tưởng như hóa chất chỉ gây nguy hiểm ở những nơi như: nhà kho, phòng thí nghiệm, nhà máy, công trường nhưng đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây cháy nhà.

Nguyên nhân là do các hóa chất, dung dịch được chủ nhà cất chứa trong nhà như: gas, xăng, dầu, sơn… khi tiếp xúc với nguồn cháy hoặc bị bảo quản ở nhiệt độ cao đã phát cháy ở ngưỡng cháy khi được tiếp xúc với oxy.

Do vậy, chủ nhà cần lưu trữ hóa chất trong các thùng kín, đảm bảo an toàn, ở những khu vực cách nhiệt. Tốt nhất là trong các thùng sơn màu đỏ, có ký hiệu phòng cháy rõ ràng và hóa chất chỉ được đổ đầy 95% dung tích thùng. Đặt các thùng này cách xa khu vực sống càng xa càng tốt. Khi rót hoặc chiết tách các hóa chất này xong, cần dọn sạch vật dụng chiết tách hoặc ống dẫn, lau dọn sạch những hóa chất bị rơi vãi. Mỗi thùng hóa chất khác nhau cần có dấu hiệu phân biệt rõ ràng, tránh nhầm lẫn.

Cây thông Noel

Dịp Giáng sinh, cây thông Noel là trung tâm chú ý của ngôi nhà nhưng nó cũng tiềm ẩn hiểm họa khôn lường. Các ngọn đèn và dây điện treo trên cây có thể gây cháy cây và lan ra cả ngôi nhà. Nguy cơ này càng cao với các cây thông giả làm từ giấy bóng hoặc nhựa.

Do vậy, tuyệt đối không bật các đèn nhấp nháy hoặc đèn sáng được mắc trên cây thông khi chủ nhà đi vắng. Kiểm tra độ an toàn của các thiết bị này trong suốt quá trình để trên cây thông. Tốt nhất nên sử dụng đèn LED. Các bóng hỏng cần được thay kịp thời. Để cây thông trên đế kim loại hoặc đá, có khoảng cách với các đồ dễ bắt lửa. Khi cây thông khô, không nên để trong nhà nữa.

Việc tìm và hiểu những nguyên nhân gây ra cháy nổ và biết cách phòng tránh nó sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn cho người thân, ngôi nhà của mình. Nên trang bị bình chữa cháy, hay dụng cụ chứa nước lớn trong nhà, lắp thiết bị báo cháy,... để có thể kịp thời xử lý khí có tình huống cháy nổ rủi ro xảy ra.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement