23/11/2020 07:44
Nguy cơ lây nhiễm từ động vật có thể ngăn cản hiệu quả của vaccine COVID-19
Các đại dịch trong lịch sử loài người được ghi lại đều đến từ động vật. Tương tác giữa con người và động vật ngày càng mở rộng, vậy khi nào chúng ta mới giải quyết được dịch bệnh lây từ vật nuôi?
Gần đây, một viện nghiên cứu quốc gia Đan Mạch đã xác nhận rằng, một dòng virus COVID-19 đột biến đã quay trở lại và có thể cản trở hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào sắp ra mắt. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dòng virus đột biến này có nguồn gốc từ chồn nuôi.
Chính phủ Đan Mạch ngay lập tức công bố kế hoạch tiêu diệt tất cả chồn nuôi trên khắp đất nước. Các cơ quan truyền thông cũng nhanh chóng tuyên bố lo ngại về một "đại dịch mới".
Có vẻ như nỗi sợ này bị thổi phồng quá mức. Điều này phản ánh sự nhạy cảm ngày càng cao và sự nhân thức tăng về nguy cơ dịch bệnh từ virus động vật. Điển hình là virus Sars-COV-2 gây bệnh COVID-19.
COVID-19 là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ lây truyền dịch bệnh từ động vật ngày càng gia tăng. Ảnh: Internet |
Khi được hỏi về nguy cơ của bệnh lây truyền qua động vật đối với nhân loại, Delia Randolph, một nhà lãnh đạo toàn cầy trong việc lây lan dịch bệnh động vật, nói: "Câu hỏi không phải là 'nếu' mà là 'khi nào' đại dịch tiếp theo sẽ xảy ra. Kể từ khi chúng tôi tiếp nhận hồ sơ, chúng tôi đã chứng kiến một bệnh mới ở người xuất hiện bốn tháng một lần, nhiều bệnh từ động vật và điều này đang gia tăng".
Nói một cách chính xác, ba trong số bốn căn bệnh mới đó đến từ động vật, và tần suất chúng xuất hiện đã tăng nhanh trong hơn 40 năm.
Randolph cũng là tác giả chính của một báo cáo chung giữa Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế và UNEP, được công bố vào tháng 7, nhằm tìm hiểu lý do cho sự tăng tốc này.
Nghiên cứu từ hàng chục nhà khoa học trên toàn cầu đã đưa ra một kết luận rằng, hành vi của con người, tức là cách chúng ta tiếp xúc và tiêu thụ động vật, là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ mắc bệnh truyền từ động vật.
Báo cáo liệt kê bảy "yếu tố do con người làm trung gian" là nguyên nhân của dịch bệnh. Trong đó, ba yếu tố đầu tiên lần lượt là (1) nhu cầu ngày càng tăng của con người đối với protein động vật, (2) thâm canh nông nghiệp không bền vững, (3) gia tăng sử dụng và khai thác động vật hoang dã.
Vì vậy, có thể nói rằng, mong muốn của chúng ta đối với thịt và các sản phẩm động vật khác rất có thể sẽ là nguyên nhân gây ra đại dịch tiếp theo.
Các biện pháp vệ sinh cho vật nuôi an toàn
Paul Becher, Giám đốc Viện virus học tại Đại học Thú y Hannover (Đức), cho biết: “Tôi không nghĩ rằng bạn có thể đổ lỗi cho việc chăn nuôi trong nhà máy là nguyên nhân gây bệnh từ động vật".
"Các tiêu chuẩn vệ sinh đơn giản là quá cao trong lĩnh vực nông nghiệp công nghiệp. Và các loại gia súc như lợn, dê hoặc cừu thường không dễ tiếp nhận những loại mầm bệnh kỳ lạ này. Đây là một vấn đề phức tạp, nhưng các bệnh truyền nhiễm từ động vật mới thường bắt nguồn từ động vật hoang dã", ông cho biết.
Mặc dù có rất nhiều động vật được nuôi để sản xuất thịt công nghiệp và chúng thường được nuôi gần nhau, nhưng các nhà dịch tễ học thú y cho rằng, những động vật này không phải là nguồn gốc và sự lây lan của các bệnh mới.
Các nhà virus học hàng đầu không coi việc chăn nuôi trong nhà máy và sản xuất thịt công nghiệp là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus. Ảnh: Internet |
Marcus Doherr, người đứng đầu Viện Dịch tễ học Thú y tại Đại học Tự do Berlin (Đức), cho biết: “Việc chăn nuôi trong nhà máy là nơi sinh sản hoàn hảo cho việc truyền các tác nhân truyền nhiễm. Nếu sự lây nhiễm xảy ra trong hệ thống khép kín này, sẽ không có gì ngăn chặn nó lây lan sang tất cả các loài động vật. Tuy nhiên, các biện pháp vệ sinh tại chỗ khiến điều này rất khó xảy ra".
Viện Thú y Quốc gia Friedrich Loeffler của Đức cũng chỉ ra rằng trong quá khứ, một số bệnh truyền nhiễm từ động vật đã được ghi nhận thông qua chăn nuôi trong nhà máy, trong số đó có bệnh lao bò, bệnh brucellosis, cúm gia cầm, campylobacter và salmonella. Nhưng "nhân loại nhanh chóng quên điều này bởi vì chúng dễ dàng tránh được nhiễm trùng bằng các biện pháp vệ sinh".
Nguy cơ mất đa dạng sinh học ngày càng tăng
Việc chăn nuôi trong rừng, trồng trọt ở sân sau cũng như phương pháp sản xuất thịt phổ biến ở các nước đang phát triển châu Phi và châu Á luôn tiềm ẩn những rủi ro, mà không đơn giản chỉ là vấn đề vệ sinh.
Người ta cũng tính đến độ đa dạng sinh học của các vi sinh vật ở những nơi này.
Fabian Leendertz, nhà dịch tễ học về vi sinh vật gây bệnh tại Viện Robert Koch của Đức, nói rằng: "Đáng kinh ngạc là có bao nhiêu loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng tồn tại trong tự nhiên, và làm thế nào mà rất ít trong số chúng có thể lây nhiễm sang con người".
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, khi con người ngày càng xâm phạm môi trường sống của động vật và xóa sổ đa dạng sinh học, mầm bệnh sẽ có cơ hội tốt hơn để tạo ra các bệnh truyền nhiễm từ động vật mới.
"Nếu bạn phá hủy sự đa dạng của các loài, đột nhiên bạn có sự thay đổi trong thành phần động vật có vú, và những thay đổi này có thể dẫn đến việc một số loài trở nên rất phong phú. Nếu sau đó chúng mang mầm bệnh truyền nhiễm cao, khả năng chúng nhảy sang người cao hơn nhiều", ông nói.
Dân số quá đông là vấn đề gốc rễ?
Sự xâm lấn của loài người vào các môi trường sống tự nhiên và sau đó là sự mất mát đa dạng sinh học, là hệ quả của việc dân số toàn cầu đang tăng lên.
Tương tự như vậy, việc trồng trọt ở sân sau và buôn bán thịt cũng do gia tăng dân số, vì thịt thường là nguồn cung cấp thực phẩm đáng tin cậy duy nhất ở các nước đang phát triển.
Vệ sinh kém trên các chợ ẩm ướt và buôn bán thịt bụi có nhiều khả năng gây ra đại dịch tiếp theo. Ảnh: DWA |
Fabian Leendertz nói: “Các mầm bệnh luôn ở đó. Và điều tôi thực sự lo ngại là khả năng kết nối của thế giới toàn cầu hóa mà chúng ta đang sống ngày nay. Nguy cơ một mầm bệnh nhỏ có thể dễ dàng lây lan khắp thế giới giờ đây lớn hơn bao giờ hết".
Khi các công ty bảo hiểm hỏi liệu có thể dự đoán được đợt bùng phát COVID-19 tiếp theo không, Marcus Doherr trả lời rằng: “Tôi không nói rằng chúng ta sẽ có COVID-19 hàng năm. Nhưng tôi muốn nói là khả năng nó xảy ra một lần nữa chắc chắn là có".
"Với quy mô dân số hiện tại của chúng ta và sự tương tác với động vật hoang dã rất gay gắt ở một số khu vực trên thế giới, sẽ không thể ngăn chặn việc truyền mầm bệnh giữa các loài động vật và con người. Nhưng câu hỏi liệu nó có lây lan giữa con người với mức độ đại dịch hay không thì tùy thuộc vào hành vi của chúng ta, tính di động toàn cầu của chúng ta", ông cho biết.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp