Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguồn nhân lực ngành Du lịch hụt hơi trong kỷ nguyên 4.0

Cần biết

02/08/2019 11:06

Mỗi năm, ngành Du lịch cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm.

Sáng ngày 2/8, Trường Đại học Văn Hiến phối hợp với Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tại TP.HCM.

Theo Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Còn theo  báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2015, nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp (hướng dẫn viên du lịch, lễ tân…) trong ngành ước tính cần 620.000 người và đến năm 2020 nhu cầu nhân lực của ngành du lịch tăng lên khoảng 870.000 lao động trực tiếp với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 là 7,0%/năm.

Trong khi đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Giai đoạn 2011-2017, lượng khách quốc tế tăng 2,1 lần, từ hơn 6 triệu lên hơn 12,9 triệu lượt khách. Khách du lịch nội địa cũng tăng 2,4 lần, từ 30 triệu lên 73,2 triệu lượt. Năm 2018 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 15,5 triệu lượt khách, tăng khoảng 20% so với năm 2017.

Hiện nay, cả nước có hơn 190 cơ sở đào tạo du lịch và tham gia giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp du lịch ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, gồm 65 trường đại học có các khoa du lịch, 55 trường cao đẳng và 71 trường trung cấp.

Do đó, phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế là nhiệm vụ đặt ra khi ngành du lịch được trao vị trí quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu hệ thống kinh tế quốc dân. Đây là thách thức cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành cũng như các hệ thống trường đào tạo những ngành học này.

Hội thảo đã thảo luận một số kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế về phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao cùng bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những vấn về thực trạng, yêu cầu mới cũng như các nhân tố tác động và những giải pháp đột phá đề phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế.

Vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế hay liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực du lịch hay chủ đề Phương pháp giảng dạy du lịch bậc đại học trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được các diễn giả đề cập tại các báo cáo tham luận.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement