Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguồn nhân lực của ngành bất động sản vừa thiếu vừa yếu

Nguyên nhân là do ở Việt Nam có rất ít chương trình đào tạo kinh tế bất động sản chính quy ở các trường đại học.

Thiếu trường đào tạo

Theo ông Huỳnh Anh Dũng, Giảng Viên CRS Hoa Kỳ - Hiệu trưởng trường đào tạo quốc tế Edureal, sự thay đổi cấu trúc kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, có ảnh hưởng tích cực đến lĩnh vực xây dựng bất động sản.

So với 10 năm trước đây, thị trường bất động sản hiện nay đang có sự tăng trưởng ngoạn mục ở tất cả các lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, thiết kế, quản lý dự án, kinh doanh, đầu tư, phân phối.... Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bất động sản chưa có nguồn nhân lực cho sự phát triển của thị trường này.

Ngành bất động sản du lịch phát triển như vũ bão nhưng chưa có nguồn nhân lực đáp ứng.
Ngành bất động sản du lịch phát triển như vũ bão nhưng chưa có nguồn nhân lực đáp ứng.

"Phải nói rằng nguồn nhân lực hiện nay vừa yếu và thiếu. Thiếu vì chưa đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu ra đời của rất nhiều công ty bất động sản đang phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tất nhiên, ở đây đề cập đến nguồn nhân lực chất lượng cao và đồng đều được đào tạo bài bản nhu cầu thị trường", ông Dũng nói.

Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản dù lớn hay nhỏ trên cả nước đều gặp phải vấn nạn này. Chuyện tìm người theo từng công trình dự án cũng là câu chuyện xảy ra hàng ngày của các doanh nghiệp bất động sản.

Nguyên nhân vì sao lại mất đi sự cân đối này là do ở Việt Nam có rất ít chương trình đào tạo kinh tế bất động sản chính quy ở các trường đại học. Ngoài Bắc thì có khoa Kinh tế tài nguyên quản lý bất động sản của các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐH Xây dựng, ĐH Thái Nguyên....

Miền Trung thì có trường ĐH Nông Lâm  của Đại học Huế. Trong Nam thì có các trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Đại học Tài chính Marketing, ĐH Nông Lâm TP.HCM, Đại học Cần Thơ... Thật sự, với số lượng các trường đào tạo chuyên ngành bất động sản vừa nêu thì việc đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển thị trường bất động sản hiện nay là điều không tưởng.

Thứ hai là do các giáo trình giảng dạy chưa đáp ứng được sự phát triển của thị trường bất động sản. Các giáo trình đào tạo bất động sản vẫn chưa đa dạng, mang nặng tính lý thuyết, thiếu thực tế để đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Hầu hết, các sinh viên ngành bất động sản sau khi tốt nghiệp vẫn không ứng dụng trường thực tế. Từ đó, các sinh viên mới ra trường phải cập nhật thêm kiến thức chuyên môn từ các cơ sở không chính quy của các đơn vị hệ thống giáo dục cho phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Chẳng hạn, sau khi một dự án bất động sản nghỉ dưỡng ven biển 5 sao, hay tòa nhà thương mại hoàn thiện đưa vào hoạt động thì đội ngũ vận hành, khai thác kinh doanh tìm đâu ra? Số lượng nhân lực cần để đáp ứng nhu cầu phân loại các dự án đã và đang phát triển hiện nay trên khắp cả nước sẽ lấy từ đâu?

Hơn nữa đội ngũ nhân lực manh mún, rải rác chỉ tập trung vào công ty có thương hiệu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... Điều này sẽ gây khó khăn cho các tỉnh khác về sự khan hiếm nguồn nhân lực phát triển ở địa phương.

Ở Mỹ cuộc cách mạng công nghiệp tác động sản phát triển rầm rộ sau chiến tranh thế giới lần II. Hàng loạt các công ty xây dựng, thiết kế, và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho bất động sản được thành lập.

Tuy nhiên câu chuyện thiếu nguồn nhân lực đã không xảy ra vì họ có sự kết hợp giữa Chính phủ (bằng các đạo luật khuyến khích hỗ trợ quản lý), các trường đại học cao đẳng (tích cực đào tạo và bám sát nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra quyết định phù hợp) và doanh nghiệp (tiếp nhận đánh giá phản hồi về nhà trường kết quả làm việc của sinh viên)

Cần bắt tay nhau

Từ kinh nghiệm của các nước phát triển và phân tích hiện trạng của Việt Nam, để sớm đáp ứng được nhu cầu nhân lực có chất lượng cao thị trường bất động sản đang tăng cần có giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực cho đào tạo. Ông Huỳnh Anh Dung cho biết, có ba nhóm công việc cần được ưu tiên thực hiện.

Cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, trường học và doanh nghiệp để có nguồn nhân lực chất lượng cho ngành bất động sản.
Cần có sự hợp tác giữa Chính phủ, trường học và doanh nghiệp để có nguồn nhân lực chất lượng cho ngành bất động sản.

Thứ nhất là, thống nhất một đầu mối soạn giáo trình chuyên ngành bất động sản theo từng phân ngành rõ rệt. Người biên soạn giáo trình nên phân biệt giữa kiến thức thực hành và kiến thức hàn lâm để đưa vào đào tạo. Tránh tình trạng môn nào cũng học nhưng không có môn nào giỏi và làm được việc. Tránh biên soạn giáo trình dàn trải, nặng tính lý thuyết, nhưng thiếu thực tế.

Thứ hai là, lập một cơ quan chuyên trách cho thị trường bất động sản như Viện nghiên cứu và phát triển thị trường bất động sản. Việc này phải được chính phủ thành lập và chịu trách nhiệm quản lý về mặt Nhà nước. Viện này là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành về bất động sản, nhà giáo dục trường kinh tế, chuyên gia người Việt ở nước ngoài.

Vai trò của Viện chính là đầu mối giữa doanh nghiệp, Chính phủ và các trường đại học cao đẳng. Nhà nghiên cứu tư vấn dự báo cung cấp thông tin thị trường kịp thời cho các bên. Từ đó Chính phủ sẽ có những chính sách phù hợp, các trường sẽ điều chỉnh kịp thời nội dung giảng dạy... Các doanh nghiệp an tâm phát triển kinh doanh khi có nguồn ngành nghề đào tạo bài bản cung ứng.

Thứ ba là, đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng trong nước với các viện, hiệp hội bất động sản ngoài trường để có được giáo trình chuyên ngành bất động sản tiên tiến, chuyên nghiệp với nhu cầu của thị trường... việc liên kết phải được thực hiện đầy hơi chứ không chỉ một vài khóa học cho có.

"Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục phát triển, xu hướng hội nhập tăng cao nên nhân lực chất lượng cho thị trường lao động và ngành bất động sản sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới. Việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai là điều rất cần thiết. Việc thiếu nguồn nhân lực hiện nay không chỉ phó mặt cho doanh nghiệp tự bơi mà càng có sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ thông qua các giải pháp hiện hữu", ông Dũng nói.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement