Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nguồn cung giảm, giá tiêu khởi sắc trong thời gian tới?

Giá cả hàng hóa

10/01/2021 07:51

Thị trường đã thoát khỏi tình trạng dư cung đeo đẳng mấy năm qua, điều này giúp giá tiêu có triển vọng tăng trưởng cao trong năm 2021.

Tuần này, giá tiêu các vùng trồng trọng điểm đã quay đầu giảm mạnh, sau khi ghi nhận mức tăng nhẹ 500 đồng/kg ở tuần trước đó. Trong đó, mức giảm giá tiêu trung bình từ 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương, riêng tại Gia Lai giảm tới 1.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hiện tại ở một số vùng tiêu trọng điểm gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu 53.500 đồng/kg; Bình Phước 53.000 đồng/kg; Đắk Lắk, Đắk Nông là 52.500 đồng/kg; Đồng Nai có giá 52.000 đồng/kg; Gia Lai 51.500 đồng/kg.

Trong tháng 12/2020, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã tổ chức khảo sát trên diện rộng diễn ra trong 2 đợt tại các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai. Đây là những vùng trọng điểm có diện tích trồng tiêu chiếm hơn 90% diện tích tiêu cả nước.

Sau khi khảo sát, VPA đưa ra nhận định, cùng với sự sụt giảm diện tích do thiếu chăm sóc, sản lượng hồ tiêu vùng Đồng Nai có thể giảm 25% và Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 20% trong niên vụ 20/21.

Hàng tồn kho vẫn còn ở một số nông hộ có điều kiện kinh tế tốt, đại lý và giới đầu cơ. Phong trào sản xuất tiêu sạch và bền vững đã và đang được mở rộng. Tuy nhiên để tiếp tục duy trì sản xuất và tái đầu tư vườn tiêu thì yếu tố chi phí lao động được nông dân ưu tiên xem xét và cân nhắc.

Tại Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai: Sản lượng tiêu tỉnh Bình Phước có thể giảm trên 50%; Đắk Nông giảm 20%; Gia Lai giảm 60% so với thời kỳ đỉnh điểm năm 2017.

Riêng tỉnh Đắk Lắk chưa thể đánh giá tương đối vì khảo sát chỉ mang tính đại diện tại hai huyện Cư Kuin và Buôn Hồ và năng suất cho thấy sự khác biệt giữa các vùng.

Tuy nhiên, sản lượng Hồ tiêu của tỉnh Đắk Lắk giảm 30% là hoàn toàn có khả năng. Tính trên cả nước, sản lượng Hồ tiêu Việt Nam 2021 có thể giảm từ 25 - 30% so với năm 2020.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam: Năm 2020 cả nước xuất khẩu khoảng 286.000 tấn, với kim ngạch ước đạt 663 triệu USD, tăng 0,6% về lượng nhưng giảm 7,2% về giá trị so với năm 2019.

Từ kết quả khảo sát trên, VPA đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Cục, Vụ liên quan chỉ đạo Sở Nông nghiệp các địa phương thống kê đầy đủ thực tế về diện tích hồ tiêu bị chết do sâu bệnh, cằn cỗi năng suất thấp chuyển đổi sang cây trồng khác và thực tế tổng diện tích hồ tiêu hiện nay tại các tỉnh.

Với thị trường, tín hiệu trên được coi như tin tốt. Bởi thị trường đã thoát khỏi tình trạng dư cung đeo đẳng mấy năm qua. Điều này càng khiến giá tiêu có triển vọng tăng trưởng cao trong năm 2021.

Nguồn cung giảm, giá tiêu khởi sắc trong thời gian tới?

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch tuần này (giờ Việt Nam), giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 133,35 rupee/tạ (0,38%) ở mức 34.666,65 rupee/tạ.

Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 10/1/2021 đến ngày 13/1/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 316,14 VND/INR.

Hiện tại, nhu cầu tiêu thụ hiện tại của thế giới ước tính vào khoảng 400.000 tấn/năm, trong khi nguồn cung là 500.000 tấn, dẫn đến dư thừa khoảng 100.000 tấn.

Theo các nhà quan sát, sản lượng toàn cầu dự kiến sẽ thấp hơn trong năm nay, do thời tiết không thuận lợi. Do vậy, trong trung và dài hạn, giá tiêu toàn cầu có thể sẽ điều chỉnh tăng do hoạt động trồng mới và tái canh đã giảm bớt trong vài năm qua.

PHƯỢNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement