05/08/2019 22:16
Người Thái Lan đang sợ xe hơi Việt Nam?
Người Thái cho rằng, với việc đưa ra những chiếc xe hơi “made in Vietnam”, là bước đi đầu tiên biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất xe hơi mới trên thế giới.
Vinfast, một công ty con của Tập đoàn Vingroup, đồng thời là cái tên dành cho thương hiệu xe hơi Việt Nam đã nhanh chóng có những mẫu xe thương mại bán rộng khắp trên thị trường Việt Nam.
Công ty này kỳ vọng tung ra 12 mẫu xe hơi, trong đó có cả xe hơi điện, với mục tiêu đầu tiên đạt được 250 ngàn xe trong năm 2020. Và đến năm 2025, con số này sẽ là nửa triệu chiếc.
“Với việc ra đời chiếc xe hơi đầu tiên mang thương hiệt Việt Nam là bước đi đầu tiên thâm nhập vào ngành công nghiệp nặng. Chúng tôi bắt đầu tại thị trường nôi địa nhưng mục tiêu là biến Việt Nam là một trung tâm sản xuất xe hơi, tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng trong ngành”, bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch HĐQT Vinfast phát biểu tại một cuộc hội thảo tại Bangkok (Thái Lan).
Tuyên bố này của bà Thủy, với những người am hiểu thì được hiểu như là một ám chỉ sẽ cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan, một đất nước từ lâu được mênh danh là “Detroit của châu Á”.
Detroit vốn được xem là trung tâm sản xuất xe hơi của Mỹ. Và Thái Lan được gắn biệt danh này là có lý do, vì hiện là hiện là quốc gia sản xuất ôtô đứng thứ 12 trên thế giới, và lớn nhất ở Đông Nam Á.
Những chiếc xe hơi mang thương hiệu Việt Nam đang khiến người Thái lo ngại mất cơ hội cạnh tranh trong ngành công nghiệp xe hơi- Ảnh: TL |
Trong nhiều thập niên trở lại đây, Thái Lan đã trở thành một thành trì của nền công nghiệp sản xuất xe hơi.
Có lý do để người Thái lo ngại về điều này, vì Vinfast đang đi rất nhanh. Khởi động dự án xe hơi vào tháng 12-2017, nhưng giờ đây đã có những chiếc xe hơi lăn bánh trên khắp các nẻo đường.
Bà Thủy cho biết, Việt Nam đang ở thời kỳ bùng phát tiêu thụ xe hơi. Vì hiện nay tỉ lệ sở hữu xe hơi tại Việt Nam còn thấp, chỉ 20 chiếc cho mỗi 1.000 dân, trong khi Thái Lan đã gấp 10 lần con số đó. Đây chỉ là vấn đề thời gian vì thị trường xe hơi sẽ cất cánh rất nhanh.
Các nhà kinh tế đều đồng lý rằng, thu nhập đang quyết định sự bùng nổ của ngành xe hơi. Với thu nhập bình quân đầu người 3.000 USD thường sẽ là mốc phản ánh chi xài mạnh tay ở các nước mới nổi.
Việt Nam đã gần tiệm cận con số này, trong khi 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM được ước đoán có thu nhập trên 6.000 USD.
Ngành công nghiệp xe hơi Thái Lan cũng có lý do để lo lắng là Việt Nam gần đây đã tham gia 2 hiệp định thương mại tự do lớn, bao gồm cả EVFTA ký với châu Âu giúp giảm giá xe hơi tại Việt Nam cả 2 chiều.
Thái đang ở điểm thoái trào?
Giới phân tích Thái đang lo ngại năm 2019 đang hình thành một thách thức đối với ngành công nghiệp xe hơi để duy trì cạnh tranh ở cả khu vực và toàn cầu, khi các nước quanh khu vực đang dấn thân vào lĩnh vực có giá trị cao và hấp dẫn này.
Ngành công nghiệp xe hơi được khởi động từ thập niên 1950 như là một nỗ lực của chính phủ Thái để chuyển từ nước nông nghiệp sang công nghiệp.
Và chính sách này còn được hưởng lợi một nền tảng quan trọng đến từ Nhật, lúc đó muốn chuyển ngành sản xuất xe hơi đến Thái để giảm chi phí, đa dạng cơ sở sản xuất.
Và trong 6 thập niên qua, ngành công nghiệp xe hơi Thái Lan đã làm được một kỳ tích sản xuất đủ loại xe hơi, máy móc cũng như hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ từ lốp, phụ tùng cho đến mọi cấu phần xe hơi.
Đất nước này đã leo lên vị trí thứ 9 trên toàn cầu về sản xuất xe trong năm 2012 và 2013, lần lượt đạt sản lượng là 2,454 và 2,457 triệu chiếc, trước khi xuống vị trí thứ 12 vào năm 2017 với 1,989 triệu chiếc.
Ở cấp độ khu vực, Thái Lan là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Đông Nam Á, khi sở hữu 23 nhà máy lắp ráp, 386 nhà sản xuất phụ tùng xe hơi cấp một và 1.700 nhà sản xuất phụ tùng ô tô cấp hai và cấp ba. Ngành công nghiệp xe hơi Thái sử dụng 850.000 người và đóng góp 10% GDP của đất nước.
Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) ước tính, năm 2018, lĩnh vực xe hơi của Thái Lan xuất khẩu có giá trị kim ngạch ở mức 950 tỉ Bạt, duy trì mức tăng so với con số năm 2017 là 941 tỉ Bạt
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp