Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người sử dụng đất có quyền thỏa thuận giá bồi thường khi nhà nước thu hồi không?

Quy hoạch

30/03/2022 08:57

Giá bồi thường, giải phóng mặt bằng là vấn đề quan tâm hàng đầu của người dân khi Nhà nước thu hồi đất.

1. Không trả lại đất sẽ bị cưỡng chế thu hồi

Nhà nước có quyền thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (các trường hợp thu hồi được nêu rõ tại Điều 61 Luật Đất đai 2013) và thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 62 Luật Đất đai 2013).

Sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất nếu người sử dụng đất không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

Nội dung này được quy định rõ tại điểm d khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 như sau:

''Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này''

2. Người sử dụng đất không có quyền thỏa thuận giá bồi thường

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành và không có quyền thỏa thuận giá bồi thường.

Nói cách khác, Nhà nước quyết định giá bồi thường về đất theo giá đất cụ thể (giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai và áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp).

Ở Việt Nam, người sử dụng đất không có quyền thỏa thuận giá bồi thường (dù được nêu ý kiến khi lên phương án bồi thường giải phóng mặt bằng). Người dân không được thỏa thuận giá bồi thường vì không phải là chủ sở hữu đất đai, thay vào đó chỉ là “người sử dụng đất”.

Quyền sở hữu đất đai được Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai 2013 quy định rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”.

Tóm lại, dù người sử dụng đất nhận thấy giá đền bù không thỏa đáng thì vẫn phải bàn giao lại đất cho Nhà nước, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thi hành. Trường hợp có căn cứ cho rằng cơ quan nhà nước làm sai thì người sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện hành chính

MỘC MIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement