Không như người Hà Nội, việc cúng đưa ông Táo của người Sài Gòn nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
Advertisement
Không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp từ ngày 23 Tết, ngày tiễn đưa ông Táo về trời và bắt đầu những ngày hối hả chuẩn bị đón Tết. Không như người Hà Nội, người Sài Gòn cúng ông Táo nhẹ nhàng và đơn giản hơn.
Cá chép được xem là phương tiện để đưa ông Táo về trời và trình báo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong nhân gian, và ông Táo sẽ trở về vào đêm giao thừa để tiếp tục công việc của mình. Nên mỗi năm đến ngày 23 Tết, người Việt lại cúng ông Táo với một ít lễ vật: áo, giày nón, bánh trôi nước… và ba con cá chép tượng trưng cho phương tiện di chuyển của 3 vị Táo.
Nhẹ nhàng thả cá ra sông.
Ghi nhận của phóng viên tại khuôn viên chùa Diệu Giác (quận Bình Thạnh, TP.HCM) vào buổi sáng ngày 23 Tết, không khí khá yên tĩnh không quá đông người đến thả cá cùng lúc nhưng đều đặng từng nhóm người, gia đình đến cầu bình an cho năm mới.
Thành tâm cầu nguyện trước khi thả cá.
Cùng cầu nguyện.
Cầu nguyện trước sông.
Hai cha con chờ mẹ đọc kinh cầu nguyện
Giá cá chép được bán 80.000 đồng / ký cá lớn, những cá nhỏ giá 25.000-30.000 đồng cho 3 con nhỏ.