Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người mất không để lại di chúc, tài sản thừa kế được chia thế nào?

Tài chính

20/05/2020 16:23

Người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia thế nào? Trường hợp có tài sản gắn liền trên đất thừa kế thì giải quyết như thế nào?

Hỏi: Ông nội tôi vừa mất và không để lại di chúc. Ông có 3 người con và bà nội là 4 người đều muốn được chia phần đất ông để lại. Cô đã đi lấy chồng, chú làm ăn xa và có nhà ở nơi khác. Chỉ có ông bà và bố mẹ tôi ở trên mảnh đất đó.

Khi ông còn sống có cho bố tôi xây nhà và công trình phụ để ở. Giờ ông mất mọi người lại chia đất cho người chú lấn lên nhà bố tôi đã xây. Cụ thể là phải đào cả hè và bậc thang lên.

Vậy xin hỏi, nếu bố tôi không đồng ý và nhờ pháp luật chia thì nhà và công trình xây có được giữ nguyên hay không. Nếu không giữ được (nghĩa là phải cắt một nửa ngôi nhà đang ở) thì bố tôi vó được người hưởng phần đất lấn vào nhà đền bù không?

Minh An (Đồng Tháp)

Người mất không để lại di chúc, tài sản thừa kế được chia thế nào?

Đáp:

Căn cứ tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. 

Theo như thông tin bạn cung cấp, ông bạn mất và không để lại di chúc và ông có để di sản thừa kế là mảnh đất nên phần di sản ông để lại sẽ được chia cho những người theo hàng thừa kế thứ nhất. Cụ thể, trong trường hợp này trước hết bạn cần phải xác định mảnh đất đó là sở hữu chung của ông bà (mảnh đất được hình thành trong thời kỳ hôn nhân) hay sở hữu riêng của riêng ông (mảnh đất được ông tạo ra trước thời kỳ hôn nhân hoặc được thừa kế, tặng cho riêng). 

Người mất không để lại di chúc, tài sản thừa kế được chia thế nào?

Trường hợp thứ nhất, mảnh đất này thuộc sở hữu chung của hai ông bà.

Nếu mảnh đất là tài sản chung của cả hai ông bà. Khi ông mất mà có yêu cầu chia di sản thừa kế thì tài sản là mảnh đất này sẽ được chia đôi cho bà và ông theo chế độ tài sản chung của vợ chồng. Còn những người theo hàng thừa kế thứ nhất của ông tức là bà và 5 người con (trong đó có bố bạn) sẽ được hưởng những phần di sản bằng nhau đối với phần di sản của ông để lại.

Trường hợp thứ hai, mảnh đất này thuộc sở hữu của riêng ông bạn.

Nếu mảnh đất thuộc sở hữu riêng của ông bạn thì 5 người con (tức các bác, các cô chú bạn, bố bạn) và bà bạn sẽ là những người thừa kế hợp pháp đối với phần di sản để lại. Tuy nhiên, vì trên phần đất của ông bố bạn được ông nội cho phép xây dựng nhà nên ngôi nhà và công trình phụ này thuộc sở hữu của bố bạn. Do đó, nếu bố bạn muốn sử dụng phần đất tương ứng với công trình xây dựng thì có thể thỏa thuận với các đồng thừa kế khác thông qua lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng và hoàn thiện hồ sơ đăng ký sang tên quyền sử dụng.

Trường hợp, giữa các đồng thừa kế không thỏa thuận được phân chia thì khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia di sản. Sau khi Tòa án thực hiện phân chia ai là người được hưởng phần di sản là đất cùng với ngôi nhà thì có nghĩa vụ thanh toán lại chi phí đầu tư xây dưng ngôi nhà cho bố bạn.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement