Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người được ủy quyền có cần ký vào giấy ủy quyền?

Chính sách - Hạ tầng

03/10/2019 19:51

Việc lập giấy ủy quyền không bắt buộc người được ủy quyền phải đồng ý và cũng không cần ký vào giấy ủy quyền. Tại sao lại như vậy?

Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương

Hiện nay, văn bản ủy quyền thường được xác lập với 2 hình thức là hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền. Tuy nhiên, giấy ủy quyền là hình thức tồn tại trong thực tế mà không được pháp luật quy định.

TheoĐiều 55 của Luật Công chứng năm 2014, việc giao kết hợp đồng ủy quyền đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Còn giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền bởi lẽ:

- Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện theo ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, không cần người được ủy quyền đồng ý. Trong đó, ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền nhân danh mình thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền;

- Bản chất của giấy ủy quyền là một giao dịch dân sự(hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).

uq

Mà theo đó, giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền không phải là sự thỏa thuận giữa các bên (Điều 562 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13) nên người nhận ủy quyền không cần ký vào giấy ủy quyền.

Cần phân biệt với một số trường hợp nội dung và hình thức của giấy ủy quyền có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Giấy ủy quyền trong trường hợp này chính là hợp đồng ủy quyền.

Giá trị pháp lý của giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền là ý chí đơn phương của bên ủy quyền và không cần bên được ủy quyền ký vào giấy ủy quyền nên:

- Giấy ủy quyền không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc được ủy quyền;

- Sau khi giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện các công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại (nếu có).

Theo điểm d khoản 4Điều 24 Nghị định 23/2015, giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất thì được chứng thực chữ ký.

Như vậy, trong các trường hợp ủy quyền đơn giản không có thù lao không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền, không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và pháp luật không bắt buộc phải công chứng thì nên lập giấy ủy quyền cho thuận tiện.

(Nguồn: LuatVietNam)

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement