Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người dân trồng mía vùng ĐBSCL lao đao vì giá mía thấp

Thị trường 24h

10/10/2019 13:08

Song song với tình trạng giá mía giảm thấp, nhà máy đường Phụng Hiệp ở tỉnh Hậu Giang còn đề ra chính sách thu mua mới khiến nông dân lo lắng.

Thông tin từ VOV, dựa theo kế hoạch, hôm nay 10/10, Nhà máy đường Phụng Hiệp thuộc Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ chính thức vào vụ ép.

Để có nguồn cung phục vụ Nhà máy đường, những ngày qua nông dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang - vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL đã tiến hành thu hoạch mía.

Khác với những năm trước, năm nay giá mía thấp cùng với chính sách thu mua mới do Nhà máy đường đưa ra khiến nông dân lo lắng. Hiện tại tiến độ thu hoạch mía cũng chậm so với cùng thời điểm những năm trước.

Giá mía đầu vụ giảm thấp khiến nhiều hộ dân trồng mía lo lắng.
Giá mía đầu vụ giảm thấp khiến nhiều hộ dân trồng mía lo lắng.

Ông Đặng Văn Kiềm, một hộ nông dân trồng mía ở ấp Hòa Hưng, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, buồn bã chia sẻ, năm nay, giá mía được nhà máy thu mua chỉ ở mức 700.000 đồng/kg đối với mía 10 chữ đường nhưng kèm theo đó phải đảm bảo mía sạch, không có mía chết, mía non nên ông Kiềm cầm chắc vụ mía này sẽ thua lỗ nặng. Những ngày qua do nhân công đốn mía khan hiếm, khó thuê mướn nên gia đình ông tự thu hoạch với hy vọng tiết kiệm được chi phí.

“Chi phí nhân công đốn, ghe cộ là 200.000 đồng/tấn, mía 10 chữ mới được 700.000 đồng/tấn còn không được 10 chữ thì có 500.000 đồng/tấn. Lỗ công cán, nhân công, rồi mua hom, phân. Ngoài ra, chi phí giống, phân bón, khó có đủ tiền để trả”, ông Kiềm chia sẻ.

Song song với tình trạng giá mía rớt thấp vào đầu vụ, hiện nay nhiều hộ dân trồng mía cũng khá bỡ ngỡ với chính sách thu mua mía của Nhà máy đường. Theo đó, mỗi xã, thị trấn có trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp được Nhà máy đường cử hai cán bộ phụ trách địa bàn. Khi người dân có nhu cầu bán mía sẽ liên hệ với những cán bộ này để tiến hành đo chữ đường tại ruộng mía. Nếu mía đạt chữ đường, đến tuổi thu hoạch, những cán bộ này sẽ báo về nhà máy để tiến hành điều ghe đến thu mua.

Theo anh Trần Quốc Nhường, cán bộ phụ trách địa bàn của nhà máy đường Phụng Hiệp cho biết: “Người dân muốn bán mía thì phải liên hệ với nhân viên địa bàn, họ sẽ vào kiểm tra mía và vận động bà con bóc lá mía theo tiêu chuẩn mía sạch của nhà máy, rồi kiểm tra độ chính của mía theo quy định Đối với Roc 16 độ Brix là 22, còn mía K là từ 20-21. Kiểm tra nếu đúng quy định thì mới báo về nhà máy xin lệnh chặt đốn cho bà con. Nhân công là do bà con tự kiếm, nếu bà con không kiếm được thì sẽ giới thiệu cho bà con, còn ghe chở mía từ ruộng ra nhà máy thì nhà máy lo”.

Dựa trên số liệu tính toán sơ bộ của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, giá thành sản xuất mía của nông dân Hậu Giang trong vụ mía này ước hơn 675.000 đồng/kg, do vậy, nông dân cầm chắc thua lỗ sau khi bán mía. Giá mía thấp, cùng với hình thức thu mua mới khiến cho tiến độ thu mua mía những ngày qua diễn ra rất chậm. Hiện tại, toàn huyện chỉ thu hoạch khoảng 20ha mía/ngày.

TRÚC BÌNH (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement