Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Người dân sẽ thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp cần liên kết vượt qua khủng hoảng vì COVID-19

Thị trường 24h

29/02/2020 08:18

Đó là chia sẻ của bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tại chương trình Tác động của dịch COVID-19 lên hoạt động doanh nghiệp Việt Nam với sự tham dự của chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Buộc phải thay đổi

Theo Bà Kim Hạnh tiêu dùng sẽ bị co hẹp, người dân sẽ thắt chặt chi tiêu để dành tiền ứng phó với những khó khăn sắp tới. Điều này dẫn đến chẳng những xuất khẩu bị co lại mà tiêu dùng trong nước cũng ngày càng eo hẹp. Đây là thời gian đầy những khó khăn và thách thức khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi, suy nghĩ lại mô hình kinh doanh, bộ máy nhân sự và sản phẩm...

Các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn trước dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn trước dịch COVID-19.

Các doanh nghiệp cần đưa ra những kịch bản ứng biến khác nhau ví dụ như sự sáng tạo của vua bánh mì Kao Siêu Lực, sáng tạo ra bánh mì thanh long góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ nông sản thanh long đang rớt giá thê thảm tại Việt Nam…

Bà Hạnh chia sẻ, qua chuyến khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp, dịch COVID-19 không chỉ tác động tới các doanh nghiệp về da giày, dệt may, nông sản mà cả sản phẩm như gốm sứ Minh Long cũng bị ảnh hưởng không nhỏ vì dịch vụ nhà hàng, khách sạch, du lịch đình truệ nên sản phẩm không bán ra được, chưa kể những đối tác khách hàng Trung Quốc giảm trầm trọng.

Để ứng phó với tình hình trên, gốm sứ Minh Long tìm kiếm những đơn hàng từ những thị trường mới và cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Hay như Công ty Nhựa Duy Tân là doanh nghiệp không phụ thuộc vào Trung Quốc vì nguyên liệu chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, những tưởng không bị ảnh hưởng bởi dịch thì giờ cũng đang điêu đứng khi bất ngờ dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Hàn Quốc khiến nguy cơ đứt gãy nguồn nhiên liệu là rất lớn.

Còn theo TS Lê Đăng Doanh, tại Việt Nam dịch bệnh corona được các chuyên gia đánh giá ảnh hưởng tới 8 lĩnh vực: y tế và nguồn nhân lực, du lịch, giao thông vận tải, bán lẻ (tiêu dùng của người dân), ngoại thương, đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp), các ngành sản xuất theo chuỗi, và dịch vụ tài chính. Tác động tiêu cực này chủ yếu sẽ diễn ra trong quý I và quý II/2020; khi mà dịch bệnh được dự báo là cao điểm, lắng xuống và có độ trễ sau đó.

Hàng loạt doanh nghiệp, nhà hàng, quán ăn... bị ảnh hưởng vì COVID-19.
Hàng loạt doanh nghiệp, nhà hàng, quán ăn... bị ảnh hưởng vì COVID-19.

Các tổ chức Goldman Sachs, Moody’s, Coface, BNP Paribas Cadif, International SOS... dự báo dịch bệnh này có thể khiến GDP toàn cầu giảm khoảng 0,3-0,7 điểm % năm 2020, tùy thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch bệnh (do Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ), chiếm tỷ trọng khoảng 17% GDP toàn cầu và đóng góp khoảng 33% tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu).

Những điều này khiến kinh tế Việt Nam bị thiệt hại nhiều mặt: xuất nhập khẩu, dệt may, cơ khí, du lịch, vận tải (hàng không, đường sắt). Chuỗi giá trị bị đứt gãy, vật tư, nguyên liệu từ Trung Quốc bị gián đoạn.

Doanh nghiệp cần liên kết

Theo TS Lê Đăng Doanh, nhiều doanh nghiệp nguyên liệu chỉ đủ cầm cự cho đến cuối tháng 3. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài có khả năng nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa. Để giải quyết bài toán này, buộc các doanh nghiệp phải tìm các vùng nguyên liệu từ các nước khác ít bị ảnh hưởng bởi dịch: Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan.... Đó là những nước có nền công nghiệp từ dệt may có phát triển. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn nguyên liệu tránh phụ thuộc vào một nước để hạn chế rủi ro.

Thời điểm này, các doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình, lường trước những khó khăn có thể là dịch này chưa kết thúc và chúng ta chưa dự đoán được hết tác động toàn diện thiệt hại của nền kinh tế thế giới và Việt Nam như thế nào. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là tái cơ cấu và điều chỉnh chương trình hoạt động, các kênh đầu tư giảm sút nên các nhà đầu tư cũng phải xem xét lại các phương án đầu tư, phải nghiên cứu xem xét để điều chỉnh kế hoạch.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Ảnh: Cẩm Viên.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Ảnh: Cẩm Viên.

Một giải pháp nữa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải liên kết lại tạo ra một hệ thống đủ lớn để hợp tác và làm ăn và nhận đơn hàng lớn với các đối tác nước ngoài ví dụ như tận dụng Hiệp định EVFTA làm ăn với thị trường EU.

Muốn như vậy thì doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau hết sức chân thành, chia sẻ về kế hoạch, công nghệ xem có thể hợp tác trên lĩnh vực nào, để chúng ta cùng tham gia vào chuỗi giá trị và chiếm lĩnh thị trường. Nếu các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ thì không đủ năng lực để cạnh tranh.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement