Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngưng hoạt động các cơ sở giết mổ gia súc thủ công

Tiêu dùng

20/01/2017 07:23

Đầu năm 2018, TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động bảy nhà máy giết mổ gia súc, hai nhà máy giết mổ gia cầm quy mô công nghiệp tại Hóc Môn và Củ Chi.

Ngày 19/1, UBND TP.HCM đã giao các sở ngành và UBND những huyện liên quan hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện “Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025”, đã được phê duyệt trước đó.

Theo đó, đến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động 7 nhà máy giết mổ gia súc, 2 nhà máy giết mổ gia cầm quy mô công nghiệp tại Hóc Môn và Củ Chi.

Cụ thể, Hóc Môn có hai nhà máy giết mổ công nghiệp tại xã Xuân Thới Thượng do Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Hóc Môn là chủ đầu tư với công suất giết mổ 2.000 con/ngày và Nhà máy Chế biến Thực phẩm Tân Hiệp tại xã Tân Hiệp do Hợp tác xã Tân Hiệp làm chủ đầu tư với công suất giết mổ 2.000 con/ngày.

Huyện Củ Chi có bốn nhà máy giết mổ. Củ thể là nhà máy giết mổ tại xã Tân Thạnh Tây do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư với công suất giết mổ 2.000 con/ngày.

TP.HCM sẽ xây dựng các nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm tập trung để dẹp các cơ sở giết mổ thủ công

Nhà máy giết mổ tại xã Tân Phú Trung do Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ làm chủ đầu tư với công suất giết mổ 3.000 con/ngày. Nhà máy giết mổ tại xã Bình Mỹ do Công ty TNHH Thực phẩm Lộc An làm chủ đầu tư có công suất giết mổ 2.000 con/ngày. Nhà máy giết mổ tại xã Phước Thạnh do Công ty Cổ phần Nhị Tân làm chủ đầu tư với công suất giết mổ 1.000 con/ngày.

TP.HCM cũng cho ngưng hoạt động giết mổ tại xí nghiệp giết mổ Nam Phong ở quận Bình Thạnh và cơ sở giết mổ Hiệp Bình Chánh của quận Thủ Đức để chuyển qua hai cơ sở giết mổ tại Trung tâm quận Bình Tân, cơ sở giết mổ của Vissan quận Bình Thạnh.

Đồng thời, đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ bò tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn do Công ty Cổ phần Delta làm chủ đầu tư với công suất giết mổ 200 con/ngày.

Về giết mổ gia cầm, TP.HCM sẽ đưa vào hoạt động hai nhà máy trên địa bàn huyện Củ Chi ở Tân Thạnh Tây do Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn làm chủ đầu tư với công suất 100.000 – 150.000 con/ngày.

Nhà máy giết mổ tại xã Phú Hòa Đông do Công ty TNHH Phạm Tôn làm chủ đầu tư có công suất giết mổ 150.000 con/ngày.

Ngoài ra, Vissan cũng đưa vào hoạt động nhà máy giết mổ tại Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại xã Lương Bình, Bến Lức của tỉnh Long An với công suất 2.500 – 4.000 con heo, 12.000 – 20.000 con gia cầm và 300 con bò trong một ngày.

Đến cuối năm 2017, tất cả các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hiện hữu phải chấm dứt hoạt động, trừ hai cơ sở giết mổ thủ công tại huyện Cần Giờ cung cấp cho người dân của huyện.

Hiện tại, TP.HCM có 21 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với công suất bình quân hàng đêm khoảng 7.555 con heo, 82.000 con gà và 25 con trâu bò. Tuy nhiên, các cơ sở giết mổ này làm theo phương pháp thủ công nên việc tuân thủ các quy định về giảm thiểu mùi hôi, tiếng ồn, công tác vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.

TP.HCM đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2017 sẽ đưa vào hoạt động sáu nhà máy giết mổ gia súc ở Hóc Môn và Củ Chi đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, đến nay chỉ có hai nhà máy giết mổ đã có giấy phép xây dựng, một nhà máy giết mổ sẽ cấp giấy phép xây dựng trong quý I. Còn lại, bốn nhà máy giết mổ mới thực hiện thủ tục trong năm 2016 và nhiều khả năng không kịp hoàn thành đúng tiến độ để hoạt động từ ngày 1/1/2018.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement