Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngoài ông Phạm Phú Quốc, doanh nhân, đại biểu Quốc hội nào từng lùm xùm chuyện hai quốc tịch?

Chính sách - Hạ tầng

26/08/2020 14:46

Trước ông Phạm Phú Quốc, không ít doanh nhân là đại biểu Quốc hội cũng ồn ào chuyện có hai quốc tịch. Các doanh nhân này là những nhà đầu tư có tiếng trong lĩnh vực bất động sản, đầu tư, tài chính.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua ngày 19/6/2020, đã điều chỉnh, bổ sung tiêu chuẩn với đại biểu Quốc hội.

Theo đó, Luật bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 22, về tiêu chuẩn một quốc tịch với đại biểu Quốc hội, có nêu rõ: “Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.

Nhưng thực tế, không chỉ trường hợp đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) vừa các nhận có hai quốc tịch là Việt Nam và Cộng hòa Síp (Cyprus), trước đây, một số đại biểu Quốc hội khác, mà chủ yếu là các doanh nhân, cũng vướng lùm xùm tương tự.

Ông Phạm Phú Quốc: Tôi có quốc tịch Síp nhưng do gia đình bảo lãnh

Ông Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Síp do gia đình bảo lãnh từ năm 2018. Ảnh: QH
Ông Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Síp do gia đình bảo lãnh từ năm 2018. Ảnh: QH

Trước thông tin hãng thông tấn Quatar Al Jazeera điều tra một vụ rò rỉ nhiều doanh nhân, quan chức nước ngoài chi hàng triệu USD để mua quốc tịch Síp, trong đó có ông Phạm Phú Quốc của Việt Nam, chiều 26/8, đại biểu Quốc hội này thừa nhận mình có quốc tịch Síp nhưng không như đồn đoán.

Trả lời Tuổi trẻ Online, ông Quốc thừa nhận đã có quốc tịch Cộng hoà Síp từ giữa năm 2018. Tuy nhiên, ông cho rằng quốc tịch này do gia đình bảo lãnh. Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc bác việc dùng tiền để mua quốc tịch Síp.

Nói rõ hơn về quốc tịch thứ hai, ông Quốc nói năm 2017, người vợ doanh nhân và con gái ông đã thực hiện các thủ tục để nhập quốc tịch Síp, bởi quốc gia này cho phép nhập quốc tịch mà không phải thôi quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, một người con trai khác của ông cũng đang sống và làm việc tại nước ngoài.

Đến giữa năm 2018, biết ông có ý định thôi việc tại Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, gia đình đã đề nghị thực hiện các thủ tục bảo lãnh xin cấp quốc tịch Síp cho ông, để thuận tiện đi lại, chăm sóc gia đình.

Đại biểu Phạm Phú Quốc cho hay ông đang báo cáo theo đúng quy định cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền về vụ việc này. 

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, là đại biểu Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021. Ông lần đầu trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016, tại đơn vị bầu cử số 4 TP.HCM, gồm các quận 5, 10 và 11. Thời điểm đó, ông Phạm Phú Quốc đang giữ chức Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM.

Ông Quốc từng làm việc và giữ nhiều vị trí chủ chốt tại Công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ quận 1, TP.HCM; Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bến Thành, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM.

Năm 2018, ông được UBND TP.HCM điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM. 

Cuối năm 2019, ông tiếp tục được điều động giữ chức Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển Tân Thuận (IPC) thay thế ông Tề Trí Dũng, sau khi ông Dũng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường - doanh nhân đứng sau loạt KCN phía Bắc

Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường - doanh nhân đứng sau loạt KCN phía Bắc. Ảnh: QH
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường - doanh nhân đứng sau loạt KCN phía Bắc. Ảnh: QH

Năm 2016, dư luận cũng dậy sóng với trường hợp Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có hai quốc tịch Việt Nam và Malta.

Đáng chú ý, bà Hường là đại biểu Quốc hội nhiều khóa liên tiếp XII, XIII, và là một trong những doanh nhân trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV. 

Nữ đại biểu Quốc hội này sinh năm 1970, quê quán tại Nam Định, và là một doanh nhân có tiếng, công ty của bà gắn liền với nhiều dự án, công trình nổi bật tại các tỉnh phía Bắc. 

Năm 2016, khi 37 tuổi, bà Hường giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cung ứng các dịch vụ và thực hiện các dự án bất động sản tại Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Nam Định.

Nhiều khu công nghiệp lớn miền Bắc do VID là nhà đầu tư, như KCN Quang Minh, Hà Nội - Đài Tư, Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội), Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương)…

Ngoài ra, bà cũng được biết đến với vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). 

Là đại biểu Quốc hội hai khóa liên tiếp, đến khóa XIV, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị phát hiện mang hai quốc tịch Việt Nam và Malta. Sau đó, Quốc hội đã không xác nhận tư cách đại biểu đối với bà Hường, vì không đủ tiêu chuẩn.

Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Tân Tạo

Bà Yến có đơn từ nhiệm trước khi Quốc hội họp bàn xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội. Ảnh: QH
Bà Yến có đơn từ nhiệm trước khi Quốc hội họp bàn xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội. Ảnh: QH

Cũng lùm xùm liên quan quốc tịch, nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, đã có đơn từ nhiệm trước khi Quốc hội họp bàn, xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của bà.

Bà Yến trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An). Chỉ một năm sau khi trúng cử, vào năm 2012, bà bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội, do không trung thực khi khai hồ sơ ứng cử, vì chồng bà có quốc tịch Mỹ.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến sinh năm 1959, tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM. 

Bà Yến chính là người sáng lập Công ty TNHH Hoàng Yến năm 1993. Sau đó, công ty đổi mô hình kinh doanh, niêm yết năm 2006, và là Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo ngày nay. 

Giai đoạn 2008-2010, nữ doanh nhân này 3 lần lọt top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, đây cũng là giai đoạn hưng thịnh nhất của Tân Tạo.

Tập đoàn Tân Tạo từng liên tục giành được quyền phát triển một loạt các dự án có quy mô rất lớn. Đáng kể nhất là siêu dự án Nhiệt điện Kiên Lương - Cảng nước sâu Nam Du, với tổng vốn đầu tư 6,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, kể từ khi bà Yến thôi ghế đại biểu Quốc hội và “mất hút”, Tập đoàn Tân Tạo cũng lao dốc. Từ năm 2012 đến nay là tròn 8 năm bà Đặng Thị Hoàng Yến không xuất có mặt tại Đại hội đồng cổ đông thường niên Tân Tạo, dù vẫn giữ vị trí Chủ tịch tập đoàn. 

Đầu tháng 6 năm nay, lần đầu tiên bà Yến trở lại tại Đại hội đồng cổ đông Tân Tạo được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Từ đầu cầu Mỹ, bà Yến chủ trì đại hội, vạch ra chiến lược cho Tân Tạo năm nay. Bà đặt mục tiêu hoàn thiện các thủ tục pháp lý khu 230 ha ở Tân Đức 2 (Long An) và sẽ đưa Tân Tạo ra thị trường quốc tế, tham gia đầu tư vào các dự án ở Mỹ. 

(Tổng hợp)

NGUYÊN PHƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement