06/01/2017 03:18
Ngộ độc rượu: Bác sĩ lý giải vết đỏ kinh hoàng khắp cơ thể
Khi bị ngộ độc rượu cấp tính, do hiện tượng giãn mạch ngoại biên khiến cơ thể xuất hiện những vết ban đỏ.
Như Emdep.vn đã thông tinvề nam thanh niên ở Đông Anh, Hà Nội bị sốc phản vệ do uống quá nhiều rượu khiến dư luận chưa hếtbàng hoàng.
Thông tin xác minh được cho thấy,nam thanh niên này tên Minh, bị say rất nặng sau khi đi uống rượu ở một đám ăn hỏi người bạn gần nhà.
Sau khi bị say rượu, anh trở về nhà và đi ngủ. Tuy nhiên, lúc này cơ thể anh có những biểu hiện bất thường, đáng chú ý là hàng loạt vết ban đỏ nổi lên toàn thân, da lạnh ngắt và lịm dần, không nhận thức được điều gì khiến gia đìnhvô cùng lo lắng.
Rất may mắn nam thanh niên được người thân đưa đi cấp cứu kịp thời nên chưa ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, trường hợp này như lời cảnh báo đến tất cả mọi người khi dịpTết Nguyên đán đang đến gần. Những màn nhậu thâu đêm suốt sáng diễn ra triền miên khiến không ít ngườibị say rượu đủ các mức độ.
Trao đổi với phóng viên Emdep.vn, Ths - BSĐinh Hữu Uân, chuyên gia Tâm thần học (Bệnh viện Tâm thần Trung ương I) phân tích: "Sốc là biểu hiện trụy tim mạch. Sốc phản vệ là một cú sốc phản lại tác dụng chống lại cơ thể mình. Ví dụ, cơ thể có một chất dị nguyên đưa vào (những chất lạ xâm nhập vào cơ thể trong y học gọi là chấtdị nguyên). Khi chất này xâm nhậpvào cơ thể, cơ thể sẽtạo ra một chất đối kháng gọi là chấtkháng thể. Khi cơ thể phản lại chất dị nguyên một cách cực mạnh sẽgây ra hiện tượng sốc phản vệ”.
Những chất còn lại như đồ ăn hoặc rượu, khi con người nạp vào cơ thể dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính gọi là hiện tượng ngộ độc cấp tính.
Khi bị ngộ độc rượu cấp tính, do hiện tượng giãn mạch ngoại biên khiến cơ thể xuất hiện những vết ban đỏ, bị trụy mạch, trụy huyết áp, nhiễm độc thần kinh, nhiễm độc gan.
“Nếu thấy nạn nhân có biểu hiện không thở được, lúc này cơ thể họ xuất hiện tình trạng suy hô hấp, rối loạn hô hấp, cơ thể lịm dần hoặc thở ngáp cá. Lúc đó,người thân phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay để tăng không khí vào cơ thể bệnh nhân. Bên cạnh việchô hấp nhân tạo phải đưa đi cấp cứu, không để tình trạng này diễn ra quá lâu, gây nguy hại đến tính mạng người bị ngộ độc”, bác sỹ Đinh Hữu Huân cho hay.
Sau say rượu cần làm gì?
Khi bệnh nhân được đưa đến viện, tại đây, các bác sỹ sẽ dùng những biện pháp chuyên môn để giải độc trong cơ thể ra ngoài.
Theo bác sĩ Huân, bác sĩ tại bệnh viện có thể lọc máu, chạy thận nhân tạo, truyền dịch, thở bằng máy… để tăng cường đào thải chất độc. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được sử dụng một số loại thuốc khác để hỗ trợ bình phục nhanh hơn.
Uống nhiều rượu gây ra rất nhiều hậu quả không chỉ cho bản thân mà còn có thể liên lụy đến những người xung quanh.“Sau khi say rượu có thể có nhữngbiểu hiện rối loạn hành vi và tác phong, đánh nhau, chém giết nhau. Chất kích thích này cũng gây ảnh hưởng lớn cho cơ thể, khiến các bộ phận gan, thận… bị tổn thương. Nếu nghiện rượu lâu dài sẽ gây rối loạn thần kinh, gây rối loạn tâm thần", bác sĩ Uân cảnh báo.
Theo bác sĩ Uân, sau khi vượt qua giai đoạn nguy kịch, người nhà nên chú ý đến việc bồi dưỡng những chất cần thiết, giúp sức khỏe bệnh nhân sớm bình phục. Một trong những việc cần làm là bổ sung các chất vitamin qua ăn trái cây và các thực phẩm bổ dưỡng. Vì khi bị ngộ độc rượu, cơ thể bị mất sức. Vì vậy, việc bổ sung những chất này là cần thiết.
Một cơ thể vừa trải qua tình trạng ngộ độc rượu sẽ rất mệt mỏi và chỉ muốn nằm ly bì. Tuy nhiên, người nhà nên khuyến khích bệnh nhân đi lại nhiều hơn nhằm thúc đẩy quá trình tạo ra chất endorphin - chất này có chức năng giảm đau trong cơ thể người bệnh. Khi cơ thể hoạt động nhiều, người bị ngộ độc rượusẽ bớt căng thẳng, cơ thể bớt đau nhức, sức khỏe sớm được bình phục.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp