Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nghệ sĩ Bạch Long nặng nợ với ánh đèn sân khấu

Sức khỏe

02/05/2019 08:27

Nghệ sĩ Bạch Long gương mặt quen thuộc của khán giả nhí chia sẻ về câu chuyện tuổi thơ và nặng nợ với nghiệp diễn mang tiếng cười đến cho khán giả.

Vào nghề năm 12 tuổi

Nghệ sĩ Bạch Long, gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình đặc biệt với nhiều khán giả nhí. Anh sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghệ thuật khi có cha là cố NSND Thành Tôn, mẹ là nghệ sĩ Huỳnh Mai, đều là những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sân khấu hát bội.

Các chị gái Bạch Liên, Bạch Lý, Bạch Lê, Bạch Lựu và em trai - NSƯT Thành Lộc đều là những nghệ sĩ nổi tiếng trên sân khấu ca nhạc, kịch và cải lương. Vì thế Bạch Long có niềm đam mê đặc biệt với sân khấu và cải lương tuồng cổ.

Bạch Long thời trẻ.
Bạch Long thời trẻ.

Năm 12 tuổi, anh bắt đầu làm quen với ánh đèn sân khấu, được thọ giáo những người thầy dày dặn kinh nghiệm trên sân khấu cải lương như nghệ sĩ Minh Tơ (cậu ruột của nghệ sĩ Bạch Long), anh họ - NSND Thanh Tòng và nhạc sĩ Út Trong.

Nghệ sĩ Bạch Long sớm thích nghi và thành công nổi bật trên sân khấu cải lương tuồng cổ với nhiều vai diễn được khán giả trong và ngoài nước đón nhận như: Thánh Gióng, Quách Hải Thọ, Kim Đồng, Phạm Cự Trích, Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc Toản… Bạch Long chia sẻ, công việc hiện tại của bản thân bắt nguồn từ chính niềm đam mê thuở bé.

Nhắc về ký ức tuổi thơ, Bạch Long nhớ lại: “Tôi tự lấy thùng carton làm sân khấu, tự cắt hình ông hoàng, công chúa rồi tôi hát hết các vai theo kiểu diễn rối và tập hợp con nít đến xem, bán vé”. Bạch Long còn đùa vui cho rằng bản thân có đầu óc kinh doanh từ bé.

Bạch Long trên sân khấu là hình ảnh gắn với trẻ thơ bao nhiêu thế hệ.
Bạch Long trên sân khấu là hình ảnh gắn với trẻ thơ bao nhiêu thế hệ.

Từ sở thích lúc nhỏ, Bạch Long phát triển lên thành công việc hiện tại bằng người thật, việc thật bằng cách tập hợp con em của các nghệ sĩ tên tuổi rồi viết các vở cải lương tuồng cổ tập cho các bé.

“Tôi cũng muốn nối gót cậu mình là nghệ sĩ Minh Tơ đã từng lập ra đoàn Đồng Ấu Minh Tơ đào tạo ra các lớp nghệ sĩ như: Thanh Tòng, chị Bạch Lê, Thanh Thế, chị Xuân Yến, chị Thanh Loan, anh Trường Sơn...”, Bạch Long chia sẻ.

Nghe hát trước khi nhận học trò

Nam nghệ sĩ thành lập đoàn Đồng Ấu Bạch Long – đây là cái nôi đào tạo đầu tiên cho không ít những nghệ sĩ trẻ tài năng bây giờ như Quế Trân, Bình Tinh…. Chia sẻ về cơ duyên bắt đầu với công việc đào tạo này, Bạch Long cho biết vì anh nhận được lời mời dàn dựng vở Cóc kiện trời cho các bé thiếu nhi, là con em của nghệ sĩ trong đoàn Minh Tơ, diễn ngày tết Trung thu.

May mắn chương trình nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả, từ đó Bạch Long có động lực để mở lớp dạy các nghệ sĩ nhí để kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc.

Nghệ sĩ Bạch Long muốn đào tạo thế hệ trẻ nối gót cha ông với nghề cải lương tuồng cổ.
Nghệ sĩ Bạch Long muốn đào tạo thế hệ trẻ nối gót cha ông với nghề cải lương tuồng cổ.

Bạch Long còn có những chia sẻ thú vị đầy “tréo ngoe” trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Nam nghệ sĩ thẳng thắn bày tỏ: “Người ta nói con nhà nghề là giỏi, chưa chắc! Thật sự do trời sinh đứa bé có năng khiếu về nghệ thuật. Có những đứa con có ba mẹ hát hay nhưng lại không hưởng gen gì từ bố mẹ”.

Bạch Long từng khuyên những “đứa con nhà nghề” không có năng khiếu nên chọn công việc khác, đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những thiên tài âm nhạc dù chẳng phải “con nhà nòi”. Nam nghệ sĩ còn chia sẻ thêm: “Có những thần đồng ngày bé hát rất hay nhưng khi lớn thì trớt quớt, mất cái duyên. Tôi cũng không lý giải được lý do chỉ có thể nói là đứa bé không có nghiệp cầm ca”.

Bạch Long dành cả thanh xuân cho sân khấu.
Bạch Long dành cả thanh xuân cho sân khấu.

Bạch Long có một quy định trước khi nhận giảng dạy anh thường đề nghị học trò hát cho mình nghe trước để nhận định khả năng của các bé.

"Dạy 10 đứa sẽ phát hiện ra 3 đứa chắc chắn sẽ thành danh, còn 7 đứa kia yếu hơn thì mình tư vấn cho các con có thích nghề không? Sau đó chọn ra điểm mạnh khác như không hát được đào chánh, kép chánh thì làm đào độc, kép độc, lấy sở đoản làm sở trường để bật lên nét duyên, tìm ra phương hướng để phát triển”, anh nói.

Bước sang tuổi 60 Bạch Long vẫn không có gia đình, ngày đêm vẫn miệt mài với ánh đèn sân khấu và đào tạo thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống nghệ thuật của cha ông để lại.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement