Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nghề nào đang nguy hiểm nhất tại Việt Nam?

Chính sách - Hạ tầng

02/10/2019 07:28

Sau vụ sinh viên Nguyễn Cao S. bị cướp sát hại trong quá trình hành nghề xe ôm công nghệ, nhiều người cho rằng nghề tài xế xe ôm, taxi công nghệ đang là công việc rủi ro nhất hiện nay tại Việt Nam. Điều này có thật sự đúng hay không?

Trên thế giới luôn có những bảng xếp hạng đánh giá những nghề nghiệp nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, đặc thù mỗi quốc gia hoàn toàn khác nhau và mức độ bảo hộ, quy trình bảo hộ cũng khác nhau. Chính vì vậy những nghề nghiệp nguy hiểm nhất tại Việt Nam cũng khác xa so với các nước khác. 

 Công nhân xây dựng

Nghề thợ xây luôn lọt top những nghề nguy hiểm dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới
Nghề thợ xây luôn lọt top những nghề nguy hiểm dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới

Cùng với xu hướng phát triển chung của kinh tế nước nhà, ngành xây dựng cũng bùng nổ các công trình lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Các khu đô thị mới, khu cao ốc, văn phòng, các công trình cầu, đường, các nhà máy và công xưởng mọc lên như nấm sau mưa... Bên cạnh đó ngành xây dựng cũng đang đứng đầu về số vụ tai nạn xảy ra cũng như số người chết trong quá trình làm việc ở công trình. 

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết trong năm 2018, cả nước đã xảy ra hơn 7.090 vụ tai nạn lao động, làm 622 người chết, 1.684 người bị thương nặng. Các vụ tai nạn lao động đã làm thiệt hại khoảng 1.494 tỷ đồng chi phí tiền thuốc, mai táng, bồi thường cho gia đình người chết và bị thương, ngoài ra thiệt hại về tài sản khoảng 5 tỷ đồng. 

Có thể nói công nhân xây dựng luôn đối mặt với các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng như vật văng bắn, vật rơi, đổ sập, điện giật, máy hoặc thiết bị cán, ngã từ trên cao... Chính vì vậy, đây được xem là nghề rủi ro hàng đầu tại Việt Nam hiện nay 

 Ngư dân

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến năm 2018, cả nước có 96.000 tàu cá trong đó có 46.491 tàu có chiều dài từ 6-12m, 8.914 tàu có chiều dài từ 12-15m, 27.484 tàu có chiều dài từ 15-24m, 2.958 tàu có chiều dài từ 24m trở lên. Tàu làm bằng gỗ chiếm 98,6%, còn lại là tàu làm bằng thép hoặc các vật liệu mới. Đây là một nghề đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn cho cả nước đồng thời còn làm nhiệm vụ giữ gìn biên giới biển quốc gia

  Nghề đánh bắt cá trên biển luôn đối mặt với những nguy hiểm chết người.

Nghề đánh bắt cá trên biển luôn đối mặt với những nguy hiểm chết người.

Vùng biển Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới và biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết cực đoan và thiên tai diễn biến bất thường. Trung bình hàng năm có 8-10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam, gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt ngư dân làm nghề khai thác hải sản trên biển, người dân sống ven biển.

Cục Kiểm ngư Việt Nam (Tổng cục Thủy sản) cho biết, ngoài thiệt hại do thiên tai gây ra, hàng năm có hàng trăm sự cố xảy ra liên quan đến hoạt động của tàu cá trên biển làm thiệt hại lớn về người và tài sản của ngư dân ta. Trong đó, chiếm tỉ lệ lớn lần lượt là các vụ tàu cá bị hỏng máy thả trôi, chìm tàu, tàu bị đâm va, tàu bị mất liên lạc, tàu bị vỡ, mắc cạn, phá nước.

Nông dân 

Bên cạnh rủi ro vì
Bên cạnh rủi ro vì "được mùa, mất giá", người nông dân còn phải đối mặt với những tai nạn trong lao động, nguy cơ bệnh tật hiểm nghèo do thường xuyên tiếp xúc hóa chất.

Mặc dù kinh tế đất nước đang phát triển và có sự chuyển dịch nhất định về cơ cấu dân số, tuy nhiên theo thống kê điều tra dân số mới nhất, trên 65% lao động cả nước tập trung ở vùng nông thôn. Nông nghiệp cũng đóng góp hơn 13% GDP cả nước theo số liệu của Tổng cục Thống kê 6 tháng đầu năm 2019.

Với lực lượng lao động chiếm tỉ lệ lớn như vậy, số vụ tai nạn trong nghề nghiệp cũng thuộc loại cao nhất. Bên cạnh đó, nông dân thường xuyên đối mặt với rủi ro từ dịch bệnh, bị rắn rết cắn, bị tổn thương cơ thể trong quá trình sử dụng máy móc và nguy cơ bị bệnh ung thư rất cao do thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất thải từ máy cơ khí được sử dụng trong quá trình sản xuất...

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, số lượng bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại bệnh viện gia tăng theo từng năm, qua số liệu thống kê từ con số lượt khám điều trị 12.000 bệnh nhân năm 2014, đến năm 2016 con số lượt khám điều trị lên đến khoảng 15.000 lượt.  

Đề tài nghiên cứu bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ cho thấy trong tổng số 10.792 bệnh nhân nhập viện, có đến hơn 9.000 bệnh nhân ung thư (tỉ lệ trên 84%). Trong nhóm bệnh nhân nhập viện này, nữ chiếm hơn 60%, đối tượng bệnh chủ yếu chia theo nhóm nghề nghiệp thì nông dân chiếm tỉ lệ cao nhất

 Línhcứu hỏa

Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, nghề làm nhân viên cứu hỏa luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng.
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, nghề làm nhân viên cứu hỏa luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến tính mạng.

Việc lao vào đám cháy để cứu hộ là một trong những công việc nguy hiểm nhất thế giới, ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thậm chí công việc chữa cháy ở Việt Nam còn nguy hiểm hơn bởi mức độ bảo hộ, kỹ thuật và trang thiết bị vẫn còn chưa hiện đại. Nguy hiểm đến từ lửa, áp lực khói, những khí độc trong đám cháy thậm chí những ngôi nhà xi măng, cốt thép có thể đổ sập bất cứ khi nào. 

Trong Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 được tổ chức mới đây, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 1.927 vụ cháy, trong đó có 1.843 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện giao thông, 84 vụ cháy rừng, có 27 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

Lực lượng cảnh sát đã thực hiện 2.218 vụ cứu nạn cứu hộ, trong đó 1.689 vụ trong đám cháy, 263 vụ dưới nước, 80 vụ phương tiện giao thông, 35 vụ sập đổ công trình, 20 vụ hang hầm, giếng sâu, 35 vụ trên cao, 96 vụ sự cố, tai nạn khác. Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ cũng tổ chức hướng dẫn thoát nạn hàng nghìn người; trực tiếp cứu được 254 người; tìm được 185 thi thể người bị nạn bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.

Bên cạnh những nguy hiểm trực tiếp từ đám cháy thì ảnh hưởng về sau này đối với những người làm nghề cứu hỏa cũng đáng lo ngại. Một số căn bệnh mà lính cứu hỏa có thể mắc phải như hẹp động mạch, ung thư, những bệnh về đường hô hấp, viêm da…

Một nghiên cứu của Viện Quốc gia về Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH) đã khẳng định mối liên quan giữa công việc chữa cháy và bệnh ung thư. Các chuyên gia cho rằng lính cứu hỏa thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều hóa chất có khả năng gây ung thư, chẳng hạn như benzene, chloroform, xút, styrene và formaldehyde. Những loại hóa chất này có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc da mỗi khi họ thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

Rõ ràng với thực trạng và đặc thù công việc như vậy, nghề làm lính cứu hỏa chính xác phải nằm trong top những nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam

Tài xế xe công nghệ 

Với đội ngũ hàng trăm ngàn người tham gia, nghề lái  xe ôm , taxi công nghệ đang đối mặt nguy hiểm do tai nạn giao thông, bệnh tật vì tiếp xúc khói bụi, mâu thuẫn do cạnh tranh địa bàn và thường xuyên bị tội phạm tấn công.
Với đội ngũ hàng trăm ngàn người tham gia, nghề lái xe ôm, taxi công nghệ đang đối mặt nguy hiểm do tai nạn giao thông, bệnh tật vì tiếp xúc khói bụi, mâu thuẫn do cạnh tranh địa bàn và thường xuyên bị tội phạm tấn công.

Đây là một loại hình dịch vụ mới phát triển cách đây vài năm, tuy nhiên nhanh chóng được phổ biến ở Việt Nam với hàng trăm ngàn người gia nhập đội ngũ tài xế. Bên cạnh những tài xế chuyên nghiệp, những thành phần khác như sinh viên, nhân viên, nghệ sĩ về hưu... đều có thể tranh thủ làm tài xế để có thêm thu nhập.

Tuy nhiên, công việc luôn phải di chuyển trên đường này thường xuyên đối mặt với tai nạn giao thông, khói bụi gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí là phải đổ máu khi gặp mâu thuẫn trong cạnh tranh hành khách. Đáng nói hơn, người chạy xe ôm hay tài xế taxi công nghệ đang trở thành mục tiêu tấn công của các đối tượng cướp giật, nghiện ngập.

Vụ sinh viên Nguyễn Cao S. (18 tuổi, quê Thanh Hóa) bị 2 thanh niên đâm chết để cướp xe ở Hà Nội gây chấn động dư luận nhưng trước đó cũng đã có hàng loạt vụ cướp tài xế khác đã xảy ra khắp cả nước. Chính vì vậy công việc tài xế công nghệ có thể nói đang là một nghề có mức độ nguy hiểm rất cao hiện nay tại Việt Nam.

KHANG MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement