Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngày 'buồn không nói nên lời' của công nhân mắc COVID-19

Chính sách - Hạ tầng

31/01/2021 10:33

Em dương tính luôn. Xuân này con không về rồi", Mạnh, công nhân 28 tuổi nhiễm nCoV chia sẻ từ trong tâm dịch.

Mạnh nằm trong số 237 người được xác định là F1 của "bệnh nhân 1552", nữ công nhân 34 tuổi làm việc ở Công ty TNHH Poyun có trụ sở tại Khu công nghiệp Cộng Hòa, TP Chí Linh. Một trong hai ca lây nhiễm cộng đồng Bộ Y tế được ghi nhận sáng 28/1, khi chỉ còn cách Tết nguyên đán hai tuần.

Công ty chi nhánh của Tập đoàn Poyun, chuyên sản xuất linh kiện loa và các thiết bị âm thanh, nay trở thành ổ dịch phức tạp nhất cả nước. 125 ca nhiễm ghi nhận trong hai ngày liên tiếp hầu hết liên quan đến Poyun. Nhà máy tạm ngừng hoạt động, các phân xưởng bị phong tỏa, hơn 2.300 công nhân phải lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tập trung.

Chàng trai 28 tuổi lục ký ức, cố hình dung khuôn mặt nữ đồng nghiệp cùng phân xưởng có thể đã lây bệnh cho mình. Nhưng, không nhớ nổi khi các công nhân luôn được yêu cầu đeo khẩu trang lúc làm việc. Xưởng cắt có hơn trăm người cả trai lẫn gái. Họ chưa bao giờ nói chuyện trong nhà máy hay ngồi cùng bàn lúc ăn trưa.

"Chắc là một chị gái ưa nhìn, dáng người dong dỏng cao", Mạnh nói.

Ca làm việc sáng 27/1 là "những phút bình yên cuối cùng trong năm COVID thứ nhất" của nam công nhân quê Hải Dương. Bước vào phân xưởng, Mạnh đã loáng thoáng nghe công nhân truyền tai nhau có người nhiễm dịch. Cậu hơi hoảng, khi chỉ còn chục ngày nữa là nhận thưởng cuối năm và nghỉ Tết. Các quản lý trấn an công nhân "giữ bình tĩnh".

Nhưng chẳng ai còn tâm trạng làm việc. Người bốc máy gọi điện khắp nơi hỏi han, có người gọi cho nữ công nhân để xác minh tin cô nhiễm nCoV thật hay đùa. Mạnh không biết làm gì, chợt nhớ phải gọi về nhà, dặn bố mẹ "nhớ mang khẩu trang, hạn chế ra ngoài".

Xe của lực lượng y tế đưa công nhân mắc Covid-19 từ nơi cách ly tập trung tới bệnh viện dã chiến, chiều 29/1. Ảnh: NVCC

Xe của lực lượng y tế đưa công nhân mắc Covid-19 từ nơi cách ly tập trung tới bệnh viện dã chiến, chiều 29/1. Ảnh: NVCC

Giữa buổi, lực lượng y tế vào xưởng thông báo lấy mẫu dịch hầu họng và mũi, xét nghiệm cho toàn bộ công nhân. Họ lót dạ bằng cơm hộp buổi trưa thay vì đến nhà ăn như mọi khi, và chờ đợi động thái tiếp theo từ phía nhà máy cho đến buổi chiều. Tan ca, không ai được ra về mà phải cách ly ngay tại phân xưởng.

Tối ấy, người nhà mang cho Mạnh hai bộ quần áo, một tấm chăn và dặn: "Người ta bảo gì thì mày nghe nấy. Cấm trốn cách ly". Cậu vâng dạ, rồi tót vào "chém gió" tiếp với tốp công nhân nam bên trong khuôn viên, phía sau những tấm barie dựng tạm có người canh gác.

Cách các công nhân hơn 30 km, lãnh đạo Hải Dương khuya hôm ấy họp trực tuyến khẩn cùng Quảng Ninh và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, nghe báo cáo biện pháp ứng phó dịch, trước khi công bố hai ca lây nhiễm cộng đồng vào sáng hôm sau.

Hơn 22h, những chuyến xe đưa công nhân "F1" đi cách ly tập trung. Mạnh ngồi trên chuyến cuối cùng, lăn bánh lúc nửa đêm đến một doanh trại quân đội nằm trong TP Chí Linh. Cậu cách ly cùng phòng với hai công nhân trong phân xưởng. Mệt mỏi sau một ngày chờ đợi, nam thanh niên ngủ một giấc dài, 'không mộng mị", cho tới sáng hôm sau.

Biết kết quả xét nghiệm vào 16h chiều 28/1, Mạnh nhớ lúc ấy ngồi im trên chiếc giường trải nệm quân nhu màu xanh, "buồn không nói nên lời". Nhưng rồi lại tự trấn an "thôi nhiễm thì cũng đã nhiễm rồi, khóc hay hoang mang nào giải quyết được gì.

Ba công nhân đều dương tính, họ sau đó được tách riêng mỗi người một phòng. Sau hai ngày, thanh niên 28 tuổi cho biết sức khỏe bình thường "không thấy biểu hiện gì lạ, vẫn ăn ngủ đều đều".

"Phải tin tưởng bác sĩ chứ", cậu lạc quan.

Bệnh viện dã chiến đặt tại Bệnh viện Đại học Kĩ thuật y tế Hải Dương sẽ là một trong những cơ sở tiếp nhận cách ly, điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, chiều ngày 29/1. Ảnh: Hồng Chiêu

Bệnh viện dã chiến đặt tại Bệnh viện Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương sẽ là một trong những cơ sở tiếp nhận cách ly, điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, chiều ngày 29/1. Ảnh: Hồng Chiêu

Chiều tối 29/1, ba chiếc xe của lực lượng y tế đưa Mạnh cùng các công nhân nhiễm nCov đến bệnh viện dã chiến đặt tại Trung tâm y tế Chí Linh, bắt đầu điều trị. Cùng thời điểm, hơn 2.000 công nhân Poyun cách ly tại nhà máy được đưa đi cách ly tập trung tại sáu cơ sở trong TP Chí Linh, do điều kiện vật chất tại công ty này không đảm bảo.

Trong cuộc họp phòng chống Covid-19 của Chính phủ chiều cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết đã cơ bản xét nghiệm xong, cách ly toàn bộ F1 và công nhân Poyun, truy vết được toàn bộ F1, F2. Ngoài TP Chí Linh, còn ba địa phương khác có người làm công nhân ở công ty này. Huyện Kinh Môn ghi nhận 15 ca dương tính và 100 người là F1, huyện Nam Sách ghi nhận 1 ca nhiễm và 30 F1, huyện Kim Thành ghi nhận 50 F1.

Làn sóng COVID bùng phát lần này đã lan ra 5 tỉnh thành, ghi nhận 149 ca nhiễm chỉ trong hai ngày. Mạnh cũng không muốn những người quanh nơi mình sống biết cậu nhiễm nCoV. "Chỉ biết ngày đi cách ly mà chưa biết ngày về, để xóm làng ăn Tết cho yên", cậu nói qua điện thoại. Dù thành phố nơi cậu sống cũng đã nằm trong vòng phong tỏa 21 ngày.

Ở ngoài, người dân rục rịch sắm Tết với kỳ vọng Chính phủ "sẽ dập dịch trong 8 ngày". Trong bệnh viện dã chiến đêm đầu tiên, Mạnh quanh quẩn bên chiếc giường phủ ga trắng, thi thoảng ngó ra sân khi nghe tiếng xe cứu thương trở về, không biết ai với ai trong bộ đồ bảo hộ kín mít. Cậu lo nhiều hơn cho số phận hai chú chó ở nhà không ai chăm, khi bố mẹ đều đã đi cách ly tập trung vì COVID-19.

*Tên công nhân đã được thay đổi

HOÀNG PHƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement