06/03/2020 07:39
Ngành xa xỉ toàn cầu ước tính thiệt hại 43 tỉ USD vì COVID-19
những thiệt hại to lớn từ dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn gây tổn thất lớn cho kinh doanh ngành hàng xa xỉ.
Dịch COVID-19 khởi phát ở Trung Quốc từ tháng 12/2019, sau tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc, dịch lại bùng nổ tại Nhật Bản và Hàn Quốc, Italy, Iran, Mỹ...đến đã lan ra 84 nước và vùng lãnh thổ. Tính đến nay trên thế giới đã có hơn 95.334 ca nhiễm và 3.285 ca tử vong.
Trong một diễn biến liên quan đến dịch bệnh, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, dịch Covid-19 đã gây gián đoạn đi lại và khả năng tiếp cận hàng hóa của ngành công nghiệp Mỹ. Fed khuyến cáo mọi việc có thể còn trở nên tồi tệ hơn.
NTK Armani đeo khẩu trang rời khỏi Milan Fashion Week. |
Theo luxury-inside, tại Milan Fashion Week vừa qua, nhãn hiệu Giorgio Armani đã đóng show diễn và chỉ phát trực tiếp trên mạng xã hội khi nghe tin Milan có 54 ca nhiễm.
Theo báo cáo của Altagamma, BCG và Bernstein dự đoán rằng ngay cả những thương hiệu nhạy bén nhất cũng chỉ có thể chết lặng nhìn sự sụt giảm lên đến 10 tỉ euro trong năm nay. Ngành công nghiệp có thể thiệt hại lên đến 30-40 tỉ euro về mặt doanh số trong năm, trong khi giá trị của ngành giảm xuống còn 309 tỷ euro (khoản 335 tỷ USD), mức thấp trong 5 năm trở lại đây. Những ước tính này được lấy từ một cuộc khảo sát từ 28 vị giám đốc điều hành cấp cao tại thị trường xa xỉ.
Cùng lúc, sự thách thức càng rõ ràng hơn cho đến năm tới khi mà khách hàng Trung Quốc – đối tượng đóng góp 70% vào sự tăng trưởng của ngành xa xỉ kể từ năm 2012 bị hạn chế di chuyển ra khỏi nước vì tình hình dịch bệnh. Tình hình tại thị trường Nhật Bản cũng không khá hơn.
“Thời gian này càng kéo dài thì càng nhiều vấn đề phát sinh hơn cho các thương hiệu” – Mario Ortelli, đối tác quản lý cố vấn chiến lược của Ortelli & Co.cho biết. Nhiều công ty giảm giờ bán tại cửa hàng, hủy các sự kiện để chuyển hướng sang kênh tiếp thị trực tuyến, tuy nhiên về cấu trúc sự thay đổi vẫn chưa được chuẩn bị kịp thời. Mặc dù nhiều thương hiệu xa xỉ đã mở cửa lại tại Trung Quốc, nhưng nhiều cửa hàng vẫn đóng cửa hay chỉ mở ở khung giờ giới hạn.
Mario Ortelli dự đoán rằng quý đầu tiên của năm 2020 sẽ là thời điểm tệ nhất của ngành công nghiệp xa xỉ, mặc dù ảnh hưởng đối với các thương hiệu không đồng nhất. “Lấy ví dụ Louis Vuitton và Burberry – hai thương hiệu phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng Trung Quốc”.
Dịch bệnh đã làm gián đoạn việc đi lại trong và ngoài Trung Quốc, do đó các cửa hàng bán lẻ trong sân bay và các điểm du lịch nổi tiếng đang chứng kiến sự suy giảm nghiêm trọng doanh số.
Việc hủy bỏ show diễn ở Milan cũng có thể là tiền lệ ảnh hưởng đến Tuần lễ thời trang Paris (diễn ra từ 24/02 đến 03/03). Thương hiệu Clé de Peau Beauté thuộc sở hữu của Shiseido đã hủy bỏ một sự kiện dự kiến diễn ra 25/02 tại Paris vì lo sợ dịch.
LVMH đã hủy một buổi cocktail để chào mừng giải thưởng LVMH năm 2020. |
Mới đây LVMH đã hủy một buổi tiệc cocktail để chào mừng Giải thưởng LVMH năm 2020 dành cho Nhà thiết kế thời trang trẻ trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ thời trang Paris. Sự kiện được lên kế hoạch cho 6 giờ chiều giờ địa phương vào thứ Năm, đã bị hủy bỏ vào thứ Tư – ngày mà Pháp ghi nhận cái chết đầu tiên từ vụ dịch coronavirus.
Các nhà bán lẻ High Street cũng sẽ không tránh khỏi tác động của sự bùng phát virus corona. Một số nhà bán lẻ có cửa hàng tại Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á, nhưng ngay cả khi không có sự hiện diện tại châu Á, nhiều hoạt động sản xuất vẫn được thực hiện ở Trung Quốc.
Theo chuyên gia bán lẻ Kate Hardcastle, các nhà bán lẻ ở Anh đang đối mặt với sự chậm trễ trong những bộ sưu tập thời trang mùa xuân, ít nhất từ bốn đến sáu tuần.
“Hàng chất lượng cao như Burberry và John Smedley vẫn được sản xuất tại Anh, nhưng chất lượng tầm trung như M&S đã được chuyển sang Trung Quốc vài năm trước”.
Theo Kiri / Style-Republik. Ảnh: BOF, Businessinsider
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp