Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành vận tải châu Á khốn đốn khi giá dầu diesel tăng mạnh

Thị trường

13/02/2022 16:55

Giá dầu diesel tăng cao đang khiến ngành vận tải hàng hóa ở nhiều nước châu Á rơi vào khó khăn trong bối cảnh một số chính phủ cắt giảm hỗ trợ do tình trạng lạm phát tăng cao.

Thị trường dầu diesel ở châu Á bị ảnh hưởng đáng kể do Trung Quốc đang thắt chặt nguồn cung, việc sản xuất dầu thô giảm và nhu cầu tăng cao do nhiều quốc gia bắt đầu phục hồi sản xuất sau đại dịch.

383833490.jpg
Ngành vận tải châu Á khốn đốn khi giá dầu diesel tăng mạnh.

Việc giá dầu tăng cao đã gây ra tình trạng căng thẳng trong lĩnh vực vận tải trong khi chính phủ nhiều nước, bao gồm cả Thái Lan, trong tuần này đã từ chối lời đề nghị trợ cấp thêm trong lĩnh vực năng lượng và nói rằng các khoản trợ cấp trên sẽ tiêu tốn thêm khoảng 7,3 tỷ USD một năm.

Chi phí ngày càng tăng của các loại nhiên liệu như dầu diesel và xăng đang đặt ra thách thức cho các chính phủ và các ngân hàng trung ương trên toàn cầu bởi họ phải đối mặt với hai vấn đề nan giải, đó là vừa phải cố gắng giải quyết lạm phát vừa phải hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Việc giá nhiên liệu tăng cao cũng khiến chuỗi cung ứng vốn đã mỏng manh của châu Á bắt đầu rơi vào khủng hoảng và tài xế ở nhiều quốc gia châu Á đã bắt đầu có những phản ứng.

Vào hôm thứ Ba, nhiều tài xế xe tải ở Bangkok đã tụ tập gây tắc nghẽn giao thông sau khi bị cắt giảm các khoản trợ cấp và điều tương tự cũng đã xảy ra ​​ở Bangladesh và Indonesia.

Ngành giao thông vận tải đã phải trải qua nhiều khóa khăn kể từ khi bắt đầu đại dịch. Từ việc các tài xế bị nhiễm bệnh dẫn đến tình trạng thiếu lao động trên diện rộng cho đến những tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng do các chuyến hàng bị trì hoãn cũng như tình trạng tắc nghẽn tại các bến cảng.

Sự tăng vọt của giá dầu Diesel là một phần của việc giá năng lượng đi lên trên toàn cầu. Giá dầu thô tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 khi lượng tiêu thụ tăng lên trong khi lượng hàng trong các kho dự trữ giảm dần. Dầu mỏ được dự báo sẽ tăng thêm, mức tăng sẽ khuấy động thêm sự phản kháng từ các nhà kinh doanh vận tải vốn đang gặp khó khăn.

Ông Apichart Prairungruang, Chủ tịch Liên đoàn Vận tải Đường bộ Thái Lan cho biết: “Chúng tôi đã kiên nhẫn và chịu lỗ trong suốt một năm”. Ngành công nghiệp cốt lõi này hiện có 10.000 thành viên, có kế hoạch tăng phí dịch vụ từ ngày 15/2.

“Chúng tôi cần phải ra tay để chiến đấu”, ông Apichart Prairungruang nói thêm.

Xe tải được xem như là xương sống của chuỗi cung ứng trên khắp châu Á và những gián đoạn như đình công có thể làm trầm trọng thêm tình hình và khiến nhiều bến cảng bị tắc nghẽn. Những người có nhu cầu dùng dầu diesel có khả năng sẽ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi trong thời gian tới và các nhà tư vấn trong ngành vận tải dự đoán giá nhiên liệu này sẽ tăng cho đến ít nhất là giữa năm, khi mà các nhà máy lọc dầu phụ hồi được nguồn tại các kho dự trữ vố đã cạn kiệt.

Tại Ấn Độ, theo ước tính của các quan chức trong ngành, chi phí vận hành xe tải đã tăng 15% -20% trong năm qua, vượt xa mức tăng phí vận tải. Cũng có những lo ngại rằng, giá dầu diesel sẽ tăng trở lại khi cuộc bầu cử ở một số bang ở Ấn Độ kết thúc vào tháng Ba. Xăng, chiếm gần 40% tổng lượng sản phẩm dầu, vẫn ổn định kể từ tháng 11 sau khi chính phủ cắt giảm thuế.

Naveen Gupta, Tổng thư ký của Hiệp hội Vận tải Cơ giới Toàn Ấn Độ, nơi đại diện cho khoảng 10 triệu nhà khai thác xe tải và xe buýt, cho biết: “Sẽ có một tác động lớn. Sẽ có nhiều đợt biểu tình yêu cầu chính phủ giảm giá”.

Trong khi giá dầu diesel và xăng của Ấn Độ không tăng kể từ tháng 11, Bloomberg Intelligence dự đoán rằng, lạm phát trong tháng 1 của Ấn Độ có khả năng cao hơn mức trần mục tiêu 6% mà ngân hàng trung ương nước này đề ra.

Nhật Bản đang trợ giá cho nhiên liệu sử dụng trong lĩnh vực vận tải trong bối cảnh lạm phát đang mức cao nhất kể từ năm 2008 và ngân hàng trung ương Hàn Quốc cũng đã bày tỏ lo ngại về việc giá cả gia tăng.

Tại Australia, chi phí vận tải nói chung đã tăng khoảng 13% trong năm qua chủ yếu do giá nhiên liệu trở nên đắt đỏ hơn, điều này đã khiến Hiệp hội Vận tải Đường bộ Quốc gia tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính phủ.

Tại Singapore, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 30% chi phí và ngành công nghiệp này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cước vận tải, điều này có khả năng “tác động sâu vào các ngành công nghiệp khác”, Cherie Goh, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Singapore cho biết.

Howie Lee, nhà kinh tế tại Oversea-Chinese Banking Corp, cho biết: “Ngành vận tải đường bộ đang phải đối mặt với một khó khăn kép do chi phí dầu diesel cao hơn và hạn chế về nguồn cung, điều này dẫn đến thời gian giao hàng lâu hơn ở hầu hết các quốc gia”.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement