Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành sản xuất, cung ứng thực phẩm thiết yếu 'ngóng' vaccine

Quản trị

12/07/2021 07:56

Mọi nguồn nhân lực, vật lực đang được ưu tiên tạo điều kiện tốt nhất cho TP.HCM chống dịch. Nhưng ngành cung cấp thực phẩm thiết yếu thực tế vẫn còn phấp phỏng ngóng vaccine ...
news

Sau 3 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16, sau nhiều đợt kiểm soát chống dịch theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 10/2021/CT-UBND, TP. HCM đã và đang nỗ lực gia tăng các vùng “xanh hóa” trên bản đồ chống dịch.

tiemvaccine.jpg

TP HCM vừa thực hiện chiến dịch tiêm gần 800.000 liều vaccine, nhưng TP cũng đang ngóng đợi những đợt triển khai tiêm vaccine mới để "bắt kịp" diễn biến khó lường của COVID-19 tại địa phương

Từ “nút thắt” chuỗi cung ứng...

Ngay trước ngày áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16, Sở Công Thương TP.HCM đã rất nhanh chóng cung cấp danh sách điểm bán các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay… của hệ thống phân phối trên địa bàn TP, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân TP mua sắm các mặt hàng thiết yếu. Danh sách này cung cấp thông tin cụ thể về địa điểm, thời gian hoạt động, thông tin người liên lạc, hình thức giao hàng trực tuyến tại điểm bán. Đồng thời, cập nhật tình trạng đang hoạt động hay tạm dừng của điểm bán. Song đã và đang có nhiều bất cập nảy sinh.

Cụ thể, việc triển khai xét nghiệm, theo yêu cầu để đảm bảo phòng chống dịch có nguy cơ lây lan vào các hệ thống bán lẻ và các doanh nghiệp sản xuất đang tạo ra những nút thắt lớn, có khả năng dẫn đến khâu cung ứng vào các điểm bán hàng thiết yếu này bị ách tắc, đứt gãy bất kì lúc nào.

Ông Nguyễn Tô Kiều Trinh - Giám đốc vận hành VinMart Miền Nam chia sẻ, thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ và Bộ Công thương giao phó, các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ trong đó có Tập đoàn Masan đang ngày đêm dốc toàn lực để cung ứng đầy đủ và thường xuyên hàng hóa nhu yếu phẩm, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân; nhưng hàng hóa vào VinMart phải có giấy phép lưu hành của các cơ quan chức năng cấp; Cùng với đó tài xế cần có chứng nhận xét nghiệm âm tính COVID-19 trong thời hạn 3 ngày.

Do giấy chứng nhận xét nghiệm có thời hạn quá ngắn, quy trình xét nghiệm mất thời gian nên đây là nguyên nhân gây khó khăn chính cho công tác lưu thông hàng hoá. Một số nhà cung cấp ở các tỉnh xa vào TP.HCM cũng không chuẩn bị kịp các thủ tục xét nghiệm nên bị lưu giữ lại các chốt kiểm dịch”, ông Trinh cho biết.

Phản ánh của ông Trinh cũng là phản ánh của nhiều doanh nghiệp cung cấp hàng hóa bán lẻ thiết yếu khác và là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có nhiều địa điểm xe chở hàng ùn dãy nối nhau chờ tài xế có giấy xét nghiệm để được qua chốt kiểm dịch; trong khi đó nhiều điểm cung ứng thực phẩm khan hàng.

Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng tìm giải pháp triển khai mô hình xét nghiệm nhanh, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá. Đồng thời, nghiên cứu các phương án đảm bảo luân chuyển hàng hoá không bị tắc nghẽn tại các chốt ven thành phố”, đại diện doanh nghiệp nói.

... đến đối tượng cần được ưu tiên vaccine

Một ghi nhận khác trong ngày 9 và 10/7 ngay sau khi TP.HCM  giãn cách thực thi Chỉ thị 16 của Chính phủ, nhiều phường trong một số quận, huyện đã ban hành các công văn cấp phường hạn chế người dân đi lại; đồng thời các chốt kiểm dịch yêu cầu các shipper giao hàng phải có giấy xác nhận của siêu thị.

Có thể thấy, trong một thành phố trở nên rộng hơn rất nhiều vì giãn cách, các “chiến binh” đi lại và kết nối để người dân yên tâm “cửa đóng then cài” ở nhà chống dịch chính là các nhà bán lẻ, các nhân viên cung ứng, phân phố hàng hóa thiết yếu, các tài xế xe vận tải, người giao hàng, tài xế công nghệ… Họ là những đi sau những người anh hùng – lực lượng y tế, đội ngũ tham gia tuyến đầu chống dịch, đang góp sức củng cố tinh thần cho hậu phương “ở nhà là yêu nước”.

Tuy nhiên, đến lúc này, đáng quan ngại là nhiều người trong số họ vẫn phấp phỏng về điều kiện tiếp cận vaccine để đảm bảo yên tâm hơn trong công việc kết nối và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Theo Quyết định 3355/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 8/7 về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 – 2022, nhóm nhân viên ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng nhu yếu phẩm không nằm trong nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu. Điều này gây nên sự bất cập và có thể là “lỗ hổng” trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt tại các đô thị lớn, mật độ dân số dày đặc như TP.HCM, Hà Nội, nhu cầu tiêm vaccine cho nhân viên tuyến đầu lại càng cấp thiết hơn”, chủ một doanh nghiệp cho biết.

Theo đại diện Masan, tập đoàn hiện có gần 30 nhà máy, trong đó có các tổ hợp chế biến thực phẩm, đặt tại hàng chục tỉnh thành trên cả nước. Nhiều tổ hợp hiện nay đang có nguy cơ phơi nhiễm cao do hoạt động tại “điểm nóng” dịch bệnh như Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và nhiều tỉnh phía Nam như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang... Hệ thống bán lẻ VinMart, VinMart của Masan có gần 2.500 điểm bán lẻ phủ rộng trên cả nước với hơn 22.000 nhân viên bán lẻ.

"Tổng cộng, Masan có gần 40.000 nhân viên làm việc ở các lĩnh vực thiết yếu, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng hàng tiêu dùng cho người dân. Họ hoạt động ở tuyến đầu chống dịch và có mức tiếp xúc cao với cộng đồng, nguy cơ phơi nhiễm cao. Vì vậy chúng tôi  kiến nghị Bộ Y tế bổ sung nhân viên bán lẻ và sản xuất nhu yếu phẩm vào đối tượng tiêm chủng, đồng thời mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo các tỉnh, thành cho nhóm đối tượng này. Bảo vệ sức khỏe cho tuyến đầu sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng là góp phần bảo vệ chuỗi cung ứng, bảo đảm đầy đủ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, đồng thời bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, phòng chống lây lan dịch bệnh”, đại diện Masan chia sẻ.

5-1.jpg

Công nhân khu công nghiệp và lĩnh vực thiết kế cần được ưu tiên vaccine (ảnh: Người dân mua sắm tại một siêu thị VinMart trong mùa dịch).

Vaccine và vaccine có lẽ đã và đang là điều mà mọi ngành nghề, đối tượng mong đợi. Chính phủ, giới chuyên môn đều cũng đã xác định đây là chiến lược quan trọng để sớm đưa Việt Nam thoát khỏi COVID-19 và trở lại bình thường mới. Trong bối cảnh vaccine chưa thể đáp ứng được nhu cầu của số đông, thì theo giới chuyên môn, việc phân bổ ưu tiên cho các địa phương cần và các đối tượng cần là quan trọng.

Phát biểu tại toạ đàm “Mở rộng nguồn tiếp cận vaccine và Trách nhiệm của Nhà nước" do Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam) tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành cho rằng ngoài các lực lượng được ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, cần ưu tiên cho các địa phương là trung tâm kinh tế, tài chính lớn như Hà Nội, TP HCM. Công nhân các khu công nghiệp, người lao động thường xuyên di chuyển, tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ lây nhiễm cao cần được ưu tiên. “Đặc biệt, thực tiễn trong đợt dịch thứ 4 bùng phát đã khiến tinh thần quy định của Nghị quyết 121 xáo trộn, phải linh hoạt điều chỉnh bổ sung đối tượng ưu tiên là công nhân sản xuất trong khu công nghiệp, người lao động thường xuyên di chuyển, tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ lây nhiễm cao”, chuyên gia nói.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho rằng cần rút kinh nghiệm từ chiến dịch tiêm vaccine của các quốc gia khác. Ở Mỹ, Chính phủ ưu tiên tiêm cho người già và nhóm bệnh nền, cùng với đó là nhóm cung ứng thực phẩm thiết yếu. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng tổ chức tiêm chủng cho 75 triệu người không đơn giản. Bộ Y tế nên tham khảo kinh nghiệm và cách thức triển khai đa dạng, cần nhiều đối tượng có thể đào tạo hỗ trợ vào cuộc.

L.MỸ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ