Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành mía đường lao đao vì đường lậu giá thấp tràn ngập thị trường

Ngành mía đường Việt Nam gặp nhiều khó khăn, khi phải đối mặt với đường lậu giá thấp ồ ạt xâm nhập vào thị trường.

Đến thời điểm này tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có 3 trong 10 nhà máy đường đóng cửa, phá sản do thua lỗ và không cạnh tranh được với đường lậu.

Theo VnExpress, tính đến đầu tháng 6, các nhà máy đường cả nước đã ép được 13,5 triệu tấn mía, sản xuất gần 1,3 triệu tấn đường. Giá mía tại ruộng phổ biến 850.000 đồng đến hơn một triệu đồng mỗi tấn, loại 10 chữ đường (CSS).

Giá đường liên tục giảm, hiện ở khoảng 10.500 - 11.500 đồng/kg, thấp hơn 2.000 - 2.900 đồng/kg so với đầu vụ. Các nhà máy bán đường sát với giá đường lậu Thái Lan, nhưng vẫn khó tiêu thụ. Lượng đường tồn kho lên đến 670.000 tấn, tăng gần 200.000 tấn so với 2 tháng trước.

Ngành mía đường đang gặp nhiều khó khăn, vì đường buôn lậu và lượng đường tồn kho lớn. Ảnh: VOV
Ngành mía đường đang gặp nhiều khó khăn, vì đường buôn lậu và lượng đường tồn kho lớn. Ảnh: VOV

Giải thích về nguyên nhân lượng đường tồn kho lớn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, do đường lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng gia tăng và tinh vi. Việc nhập khẩu các loại đường khác thay thế đường mía để làm nguyên liệu công nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là nước giải khát, có xu hướng gia tăng. Nổi lên là tình trạng đường nhập lậu thường được gỡ bỏ bao bì của nước sản xuất, sau đó sử dụng bao bì, nhãn mác hoặc in theo mẫu của các nhà máy, công ty trong nước…

Tổng giám đốc một công ty mía đường tại Tại ĐBSCL chia sẻ: "Khó khăn chồng chất khó khăn, khi giá đường Thái Lan nhập lậu bán tại miền Tây khoảng 10.000 - 10.500 đồng/kg, lên đến Sài Gòn khoảng 10.700 – 10.800 đồng/kg, đang áp đảo thị trường".

Theo VOV, trong khi đường trong nước ế ẩm, nhiều nhà máy sản xuất đường rơi vào cảnh “sống dở chết dở”, ngành mía đường còn thêm trầy trật vì đường lậu, đường giả. Ông Hà Hữu Phái, Trưởng đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại Hà Nội, cho biết ngành mía đường Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn nạn đường lậu. Năm nay, lượng đường sản xuất của Thái Lan khoảng 12 triệu tấn, tăng hơn 2 triệu tấn so với vụ trước. Do lượng đường Thái Lan lớn nên đã xuất lậu sang các quốc gia lân cận như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar…

Miền Tây có khoảng 50.000 ha đất trồng mía, nhưng đa số nhỏ lẻ và manh mún, đa phần dưới 1 ha/hộ. Giá thành sản xuất mỗi kg mía của nông dân cao, khoảng 555 - 720 đồng/kg. Ảnh: VnExpress
Miền Tây có khoảng 50.000 ha đất trồng mía, nhưng đa số nhỏ lẻ và manh mún, đa phần dưới 1 ha/hộ. Giá thành sản xuất mỗi kg mía của nông dân cao, khoảng 555 - 720 đồng/kg. Ảnh: VnExpress

Ngoài đường lậu, thời gian qua có một lượng lớn đường lỏng được nhập khẩu. Hiện, có 3 quốc gia là Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan đang xuất khẩu tới 80% lượng đường lỏng vào Việt Nam với thuế suất 0%. Thông thường, đường lỏng Trung Quốc nhập về Việt Nam phải chịu mức thuế 13%, nhưng để “lách” khoản thuế này, đường lỏng Trung Quốc được tuồn qua các nước ASEAN, sau đó mới xuất vào Việt Nam để được miễn thuế.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2015 có 67.384 tấn đường lỏng vào Việt Nam, năm 2016 đã tăng lên 70.090 tấn, đến năm 2017 tăng vọt lên tới 89.434 tấn… Đáng lưu ý, loại đường này được bán với mức giá thấp, không chỉ ảnh hưởng đến ngành mía đường trong nước, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Trước tình hình này, nếu không có được một chiến lược toàn diện và phù hợp làm bệ đỡ cho ngành mía đường, e rằng ngành mía đường Việt Nam sẽ sớm "thua ngay trên sân nhà".

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement