Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ngành chế biến gỗ lo doanh nghiệp Trung Quốc lũng đoạn thị trường

Doanh nghiệp

27/01/2018 11:22

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn dịch chuyển hoạt động sản xuất gỗ sang Việt Nam. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lao động và nguyên liệu trong nước.

Nhiều triển vọng

Năm 2017, ngành chế biến gỗ còn gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết không thuận lợi và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị trường nhưng xuất khẩu lâm sản của Việt Nam vẫn cán mốc 8 tỉ USD, tăng 10,2% so với năm 2016. Mục tiêu này về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020. 

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đây là dấu mốc hết sức quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 cũng như Kế hoạch hành động Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2014-2020.

Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ đã trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 6 của Việt Nam, chiếm 6% thị phần thế giới, đứng đầu trong khối Asean, đứng thứ hai châu Á và thứ 5 thế giới.

Các chuyên gia cho rằng, ngành chế biến gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, cả về xu hướng thị trường cũng như tiềm lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. 

Ngành chế biến gỗ đặt mục tiêu doanh thu hơn 10 tỉ USD trong năm 2018.
Ngành chế biến gỗ đặt mục tiêu doanh thu hơn 10 tỉ USD trong năm 2018.

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), trong vài năm gần đây, các khu vực sản xuất đồ gỗ đều không tăng trừ châu Á-Thái Bình Dương nên áp lực cạnh tranh toàn cầu không tăng.

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc bắt đầu đánh thuế xuất khẩu và còn bị kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ đã khiến ngành đồ gỗ nội thất của nước này giảm sức cạnh tranh. Các nước Đức, Italy do kinh tế châu Âu suy thoái nên đang giảm sản xuất. Một số đối thủ lân cận như Malaysia, Indonesia mặc dù có chiến lược phát triển ngành này khá rõ ràng nhưng bị hạn chế do thiếu lao động. 

Nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới vẫn tăng trưởng mạnh trong khi đây lại là thế mạnh của Việt Nam. Vì xuất phát điểm của ngành thấp, khả năng tăng thị phần cao nên tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới còn nhiều.

Thêm vào đó, chế biến gỗ là nghề truyền thống lâu nay của Việt Nam. Gỗ là nguồn nguyên liệu duy nhất có thể tái sinh được. Nếu các doanh nghiệp không tận dụng cơ hội phát triển này, các nước láng giềng trong khu vực Asean chắc chắn sẽ vươn lên, vượt qua Việt Nam để giành lấy thị trường. 

Mặt khác, việc Luật Lâm nghiệp được Quốc hội phê duyệt năm 2017, Hiệp định Đối tác tự nguyện thuộc Chương trình thực thi lâm luật quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã và đang ký kết sẽ mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu gỗ trong thời gian tới. 

E ngại doanh nghiệp Trung Quốc

Dù có nhiều triển vọng xuất khẩu, nhưng các doanh nghiệp cũng cho rằng, ngành chế biến gỗ hiện đang gặp một số thách thức cần đặc biệt chú ý trong thời gian tới. 

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, trong thời gian gần đây xuất hiện xu hướng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc muốn dịch chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết để tận dụng các ưu thế tại Việt Nam.

Ngành gỗ chế biến lo bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá khi doanh nghiệp Trung Quốc dịch chuyển hoạt động sản xuất qua Việt Nam.
Ngành gỗ chế biến lo bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá khi doanh nghiệp Trung Quốc dịch chuyển hoạt động sản xuất qua Việt Nam.

Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lao động và nguyên liệu trong nước. Nguy hiểm hơn, điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị kiện chống bán phá giá ở thị trường Mỹ. 

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lâm Việt cho biết, ngành chế biến gỗ phát triển lâu đời, các doanh nghiệp có sự hợp tác, chuyên môn hóa khá tốt… nên giá thành sản xuất, năng suất lao động cao hơn. 

Với những lợi thế này, nếu có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư ở Việt Nam sẽ tạo nên sản lượng lớn và giá rẻ so với các doanh nghiệp trong nước. Khi đó, nếu sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ có nguy cơ bị vạ lây áp thuế chống bán phá giá, ảnh hưởng tới sản xuất chung của toàn ngành. Bởi hiện sản phẩm gỗ xuất khẩu của Trung Quốc đang bị kiện bán phá giá tại thị trường Mỹ. Điều này cũng đã từng xảy ra ở một số ngành sản xuất khác hiện nay. 

Các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có chính sách thích hợp để kiểm soát vấn đề này. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, việc mua bán, sáp nhập là vấn đề tất yếu hiện nay. Quan trọng là các doanh nghiệp trong quá trình mở rộng đầu tư cần lưu ý nắm cổ phần chi phối để điều hành doanh nghiệp theo định hướng, mang lại lợi chung cho toàn ngành.

Ngoài nỗi lo về việc doanh nghiệp Trung Quốc lũng đoạn ngành chế biến gỗ, các doanh nghiệp cũng cho biết, các thị trường nhập khẩu khác như Mỹ và EU cũng đang gặp khó khăn. Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên nước này mới ban hành chính sách giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp trong nước từ 35% xuống 25% nhằm hỗ trợ cho các ngành sản xuất bản địa bao gồm ngành gỗ. Với chính sách này, các doanh nghiệp cần chú ý để tránh xuất khẩu các mặt hàng mà phía Mỹ đang tăng trưởng sản xuất.

Thị trường EU được dự báo không tăng nhiều trong nhập khẩu đồ gỗ. Đồng EUR biến động giảm cũng gây khó khăn cho việc nhập khẩu từ Việt Nam. Các thị trường truyền thống khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng được dự báo không tăng mạnh nhu cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần cố gắng tìm thêm thị trường mới trong thời gian tới để đảm bảo mục tiêu sản xuất, xuất khẩu trong năm 2018.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement